Không khí ở Ấn Độ sạch hơn nhờ virut corona

03:03 CH @ Thứ Năm - 24 Tháng Chín, 2020

Ô nhiễm không khí gây ra 1,25 triệu trường hợp tử vong mỗi năm tại Ấn Độ. Thủ đô New Delhi của quốc gia này là thành phố c ótình trạng ô nhiễm không khí nặng nhất trong tất cả các thủ đô trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian hiện nay ô nhiễm không khí ở đây đã giảm mạnh nhờ các biện pháp phong tỏa với mục đích kiểm soát đại dịch COVID-19.

Mặt khác, không khí sạch hơn có thể hỗ trợ cuộc chiến chống COVID-19, vì không khí ô nhiễm khiến cho nhiều người dễ mắc bệnh phổi.

Một tháng sau khi các biện pháp phong tỏa được thực hiện trên toàn Ấn Độ, vệ tinh của NASA đã quan sát thấy hàm lượng sol khí giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm ở các vùng phía Bắc nước này. Thành phố NewDelhi thường phải chống chọi với hàm lượng ô nhiễm không khí ở mức báo động thì nay bỗng dưng không còn ô nhiễm.

Chỉ 3 tuần sau khi các biện pháp phong tỏa bắt đầu vào ngày 25-3-2020, 36 trạm quan sát không khí tại NewDelhi đã thông báo sự sụt giảm mạnh của các chỉ số ô nhiễm. Tháng 11-2019, ô nhiễm không khí tại New Delhi đã vượt quá mức nguy hiểm, buộc chính phủ phải công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, đóng cửa trường học và hủy bỏc ác chuyến bay. Một số báo cáo thậm chí cho rằng, việc thở không khí của New Delhi trong 1 ngày có hại đối với sức khỏe tương đương như hút ít nhất 25 điếu thuốc lá/ngày.

Nhưng hiện nay có vẻ như tất cả đã thay đổi.

Khi các cơ sở công nghiệp tạm thời ngừng hoạt động và phần lớn xe cộ không ra đường ngay sau khi có lệnh phong tỏa, dữ liệu quan trắc môi trường cho thấy chất lượng không khí xung quanh New Delhi đã cải thiện rõ rệt chỉ trong vòng 3 ngày. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) đạt mức tốt nhất từ trước đến nay là 45 vào ngày 28-3, sau khi có một trận mưa và 4 ngày sau khi công bố lệnh phong tỏa. Tại một khu vực của New Delhi, chỉ số AQI đo được ngày 22-4 là 65 so với mức 400 đo được vào tháng 4-2019.

Ngoài New Delhi, một số thành phố lớn của Ấn Độ như Mumbai, Kolkata, Bengaluru và Chennai cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh của hàm lượng các chất gây ô nhiễm không khí. Ví dụ, thành phố Mumbai ghi nhận hàm lượng bụi mịn (PM2.5) giảm 42% trong thời gian 3 tuần từ khi bắt đầu phong tỏa, hàm lượng NOx giảm 60%.

Theo Ủy ban Kiểm soát ô nhiễm Ấn Độ, thời gian phong tỏa đã giúp cải thiện chỉ số AQI ở gần 90% trong số 103 thành phố có trạm theo dõi chất lượng không khí. Trong đó, hàm lượng benzen trong không khí giảm chủ yếu là nhờ hạn chế giao thông và hoạt động công nghiệp – hai nguồn phát thải benzen lớn nhất. Hàm lượng NO­x và SO­2 ­cũng giảm mạnh, nhìn chung hàm lượng NO­2­ giảm 71%, một số thành phố ghi nhận mức giảm hơn 50% của hàm lượng NOx.

Các tổ chức bảo vệ môi trường tại Ấn Độ tin rằng tình trạng ô nhiễm không khí giảm mạnh hiện nay sẽ có tác dụng như hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính phủ. Chỉ số AQI thấp và bầu trời xanh đang chứng minh không thể chối cãi là ô nhiễm không khí do con người gây ra. Tất nhiên, việc giảm mạnh hoạt động kinh tế như hiện nay không phải là phương pháp lý tưởng để giảm ô nhiễm không khí, nhưng chúng ta có thể đạt được kết quả tương tự nhờ áp dụng tiến bộ công nghệ và sử dụng các phương án thay thế với phát thải thấp.

Dịch COVID-19có thể là cơ hội để những người bảo vệ môi trường tại Ấn Độ đề xuất chương trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và sạch.

TN, theo Chemistry & Industry 5-2020