Xu hướng giảm giá phân lân có thể đảo ngược ?

04:32 CH @ Thứ Năm - 10 Tháng Chín, 2020

Tuy là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng, giá phân lân trên thị trường thế giới đã liên tục giảm trong năm 2019. Tại Bắc Mỹ, giá phân lân đã giảm từ 102 USD/tấn vào đầu năm xuống chỉ còn 74 USD/tấn cuối năm, tương ứng mức giảm 27%.

Trong năm 2019, nhu cầu phân lân suy giảm do yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến các vụ gieo trồng cùng với nguồn cung tăng trưởng đã dẫn đến xu hướng giảm giá phân lân, buộc các công ty sản xuất phân lân trên thế giới phải đánh giá lại kế hoạch sản xuất và mô hình kinh doanh của mình.Tại Mỹ, nhu cầu phân lân đã giảm từ 4 triệu tấn năm 2018 xuống 3,6 triệu tấn năm 2019, tương đương mứcgiảm 10%.

Nhập khẩu phân lân của Ấn Độ cũng không tăng. Tiêu thụ phân lân năm2019 tại đây đạt khoảng 4,6 triệu tấn, xấp xỉ bằng năm 2018.

Tương tự như các nhà sản xuất phân kali đã phải vất vả để có thể duy trì giá bán trên thị trường trong bối cảnh các vụ mùa nông nghiệp không thuận lợi, các nhà sản xuất phân lân cũng đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng khi giá phân lân tiếp tục giảm thấp trong năm.

Trong khi các nhà sản xuất Bắc Mỹ cố gắng điều chỉnh lượng phân lân tồn kho bằng cách cắt giảm sản lượng, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì mức sản lượng tương đối cân bằng mặc dù chính phủ đã thực hiện một số chiến dịch triệt phá sản xuất phân bón bất hợp pháp. Trung Quốc là quốc gia sản xuất phân lân hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 50% nguồn cung toàn cầu. Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trongsản xuất nông nghiệp toàn cầu, đứng đầu thế giới về sản lượng lúa mì, cà chua, bông và lúa mạch. Sản xuất và xuất khẩu phân lân của Trung Quốc đã tăng nhanh trong những năm qua. Năm 2014 Trung Quốc chiếm 8 triệu tấn trong ước tính khoảng 24 triệu tấn DAP và MAP được kinh doanh trên toàn thế giới. Đây là con số rất lớn nếu xét đến lượng xuất khẩu tương ứng củaTrung Quốc cách đó 10 năm chỉ ở mức gần bằng 0.

Nhu cầu tăng trưởng

Theo báo cáo tháng 3-2020 của Công ty phân tích thị trường Research And Market, thị trường phân lân toàn cầu năm 2019 đạt giá trị 65,69 tỉ USD và được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 7%/năm, đạt giá trị 84,04 tỉ USD vào năm 2023. Trong đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 42% tổng giá trị thị trường.

Tuy nhu cầu phân lân tại Bắc Mỹ hiện nay vẫn trầm lắng vì thời tiết xấu khiến cho diện tích gieo trồng giảm hàng triệu mẫu Anh, nhu cầu phân lân được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thập niên tới.

Tiêu thụ phân lân toàn cầu năm 2019 đạt gần 50 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2000. Nhiều nước trên thế giới đã góp phần vào xu hướng gia tăng tiêu thụ phân lân trong thập niên qua. Tiêu thụ phân lân của Ấn Độ đã tăng từ 5 triệu tấn năm 2000 lên 10 triệu tấn trong những năm gần đây. Tiêu thụ phân lân của Braxin tăng từ 1 triệu tấn năm 2000 lên 5 triệu tấn năm 2018.Tiêu thụ phân lân của châu Phi cũng tăng mạnh, từ mức chỉ 1 triệu tấn năm 2000 lên gần 3 triệu tấn trong năm 2018.

Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ước tính nhu cầu phân lân toàn cầu sẽ tăng đến 50,5 triệu tấn/năm vào năm 2022, trong đó châu Phi, Ấn Độ và Nam Mỹ chiếm 75% lượng nhu cầu này. Đặc biệt, tăng trưởng nhu cầu phân lân cao nhất được dự báo sẽ diễn ra ở những khu vực đất đai cằn cỗi và ngày càng khó canh tác tại châu Phi.

Trong khi đó, các công ty trong ngành sản xuất phân bón dự báo tổng nhu cầu phân lân trên thế giới sẽ tăng 22 - 24 triệu tấn trong thời kỳ 2019 - 2030.

Nhưng trước mắt các công ty tham gia thị trường phân lân vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do nhu cầu giảm và giá lao dốc. Công ty Mosaic đã phải tạm ngừng vận hành nhà máy tại Louisiana (Mỹ), giảm khoảng 500.000 tấn sản lượng trong năm 2019. Đây là một năm đầy thách thức đối với Mosaic, vì ngoài ra Công ty cũng phải tạm đóng cửa một mỏ phân kali tại Saskatchewan (Canađa).Theo giám đốc của Mosaic, 3 mùa gieo trồng liên tiếp không thuận lợi tại Bắc Mỹ đã dẫn đến tình trạng tồn kho phân bón cao và giá giảm. Công ty dự kiến sẽ không sản xuất ở tỷ lệ vận hành công suất cao nếu không đạt được giá bán hợp lý.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức hiện tại Công ty Mosaic vẫn lạc quan tin tưởng thị trường sẽ có sự điều chỉnh trong tương lai gần. Những quyết định cắt giảm sản lượng của Công ty sẽ góp phần lập lại cân bằng cung cầu trên thị trường toàn cầu. Do đất trồng ngày càng cạn kiệt chất dinh dưỡng và giá nông sản tăng, nhu cầu phân bón dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Theo các nhà phân tích, Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ là thị trường có nhu cầu phân lân phát triển nhanh nhất trong năm 2020. Nhận thức ngày càng tăng về chất lượng nông sản, nhu cầu nông sản tăng và dân số gia tăng là những yếu tố sẽ góp phần phát triển ngành sản xuất phân lân trong khu vực, ví dụ tỷ lệ của ngành nông nghiệp Ấn Độ trong GDP cả nước có khả năng sẽ đạt hơn 13%.

Triển vọng dài hạn

Bước sang thập niên 2020, một số yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường phân bón, đặc biệt là ngành sản xuất phân lân.

Căng thẳng thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh có khả năng tiếp tục tạo áp lực lên giá phân bón. Theo quan sát của Ngân hàng Thế giới (WB), ngành sản xuất phân lân đã bị ảnh hưởng mạnh bởi những tranh chấp thuế quan giữa hai cường quốc.

Sau khi Trung Quốc áp thuế 25% lên đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, các công ty nhập khẩu nông sản của Trung Quốc đã tìm kiếm các nhà cung ứng thay thế tại Achentina và Braxin, trong khi đó nông dân Mỹ chuyển sang trồng ngô thay cho đậu nành.

Về dài hạn, chi phí sản xuất cao có thể khiến cho giá phân lân trở nên đắt hơn. Mặt khác, khi điều kiện thổ nhưỡng xấu đi người nông dân sẽ cần sử dụng ngày càng nhiều phân bón hơn để sản xuất cùng lượng nông sản như trước.

WB cũng cảnh báo về những tình trạng thiếu nguồn cung sẽ gây áp lực lên thị trường. Do tầm quan trọng của phân lân đối với sản xuất lương thực thực phẩm, các chuyên gia WB cho rằng có rủi ro là tình trạng thiếu nguồn cung phân lân sẽ dẫn đến nạn đói tràn lan và khả năng mất an toàn lương thực về dài hạn.

Theo một nghiên cứu của WB, nếu không có phân đạm và phân lân nhân loại chỉ có thể sản xuất một nửa lượng lương thực đang sử dụng hiện tại. Lượng phân lân được sử dụng trong 50 năm qua đã tăng gấp 4 lần, sản phẩm phân bón này đã trở thành thành phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu.Trong khi đó, phân lân được sản xuất chủ yếu từ quặng phốtphat - nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Nhu cầu phân lân ngày càng tăng đang dẫn đến sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên quan trọng này. Theo Viện Nghiên cứu phốtphat toàn cầu (GPRI), sản lượng các sản phẩm phốtphat trên thế giới sẽ đạt đỉnh cao vào năm 2033, sau đó sẽ giảm nhanh do nguồn tài nguyên bắt đầu cạn kiệt. Về dài hạn, tình trạng khan hiếm quặng phốtphat sẽ hạn chế xu hướng tăng trưởngcủa ngành sản xuấtphân lân.

Nhu cầu các sản phẩm phốtphat ngoài lĩnh vực phân bón cũng liên tục tăng trong 5 thập niên qua, góp phần làm suy giảm tài nguyên phốtphat và tăng thêm mối lo ngại về tình trạng thiếu phân lân trong những thập niên tới.

Trong cuộc phỏng vấn tháng 9-2019, các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu nông nghiệp Rothamsted (Anh) đã cảnh báo rủi rongày càng tăng về trữ lượng quặng phốtphat suy giảm trong bối cảnh dân số toàn cầu không ngừng tăng. Với tốc độ sử dụng hiện nay, nhiều quốc gia sẽ bắt đầu cạn kiệt nguồn quặng nội địa trong thế hệ tới, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Marốc và vùng Tây Sahara hiện sở hữu trữ lượng quặng phốtphat lớn nhất thế giới và cùng với các quốc gia tiếp theo là Trung Quốc, Angiêri, Xyriđangnắm giữ hơn 80% tài nguyên quặng phốtphat toàn cầu. Tình hình này có thể dẫn đến những bất ổn đối với một số quốc gia cần nguyên liệu phốtphat, giá các sản phẩm phốtphat sẽ tăng, một số quốc gia sẽ ở vị thế để có thể kiểm soát khả năng sản xuất lương thực thực phẩm của những quốc gia khác.

Nguồn: