Chủ tịch Ủy ban QLV NN tại DN làm việc tại Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

03:16 CH @ Thứ Năm - 08 Tháng Tám, 2019

Ngày 07/8/2019, Đoàn công tác Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm trưởng đoàn cùng các đồngchí đại diện các Vụ, Văn phòng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh doanh nghiệp đã đến làm việc tại Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình.

Tham gia đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác, về phía Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có đồng chí Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch HĐTV; đồng chí Phùng Quang Hiệp, Phó Tổng giám đốc, phụ trách Tập đoàn, lãnh đạo các Ban chuyên môn Tập đoàn; lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Binh.

Tại Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đoàn công tác đã được nghe đồng chí Bùi Văn Thắng Tổng giám đốc Công ty báo cáo về dự án Nhà máy và tình hình sản xuất kinh doanh 7 tháng đầu năm 2019. Theo đó, Dự án Đạm Ninh Bình được khởi công ngày 10/5/2008; Ngày 30/3/2012 chính thức cho ra tấn sản phẩm urê đầu tiên. Sau khi chạy máy nghiệm thu 72 giờ lần 1, từ ngày 24/9/2012, Chủ đầu tư tạm tiếp nhận quyền điều hành nhà máy từ nhà thầu. Công nghệ của nhà máy được lựa chọn cho dự án đều là các công nghệ tiên tiến sản xuất ure đi từ than và đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới ở thời điểm hiện nay. Các công đoạn chính đều là công nghệ bản quyền tiên tiến của các nước Châu Âu, G7 như: Công nghệ Khí hóa than cám Shell - Hà Lan; tinh chế khí của Linde - Đức; tổng hợp Amoniac của Haldor Topsoe - Đan Mạch; tổng hợp urê của Snamprogetti - Ý; phân ly không khí của Air Liquide - Pháp, đáp ứng được các chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác của Dự án. Các thiết bị được lựa chọn và chỉ định theo công nghệ có bản quyền giá trị chiếm khoảng 28% (tính: theo giá trị nhập khẩu). Các thiết bị dùng trong dây chuyền đều mới 100% chủ yếu được sản xuất trong năm 2010, một số ít sản xuất năm 2009 và 2011. Các thiết bị đều có chứng thư chất lượng được giám định bởi nhà thầu độc lập có uy tín. Các thiết bị đều có biên bản kiểm tra hiện trường trước khi lắp đặt và biên bản nghiệm thu chạy thử chỉ tiết và đều đạt yêu cầu. Trong quá trình thực tế vận hành, các thiết bị này đều hoạt động bình thường và đồng bộ với dây chuyền.

Về tình hình hoạt động 7 tháng dầu năm 2019, Công ty đã duy trì vận hành nhà máy ổn định, an toàn, liên tục, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trong một thời gian dài nhất từ trước đến nay. Dây chuyển sản xuất NH3 đã chạy máy có sản phẩm là 195 ngày chiếm 93% tổng quỹ thời gian dương lịch. Đặc biệt, tính đến ngày 05/8/2019, lò khí hóa Shell đã vận hành được 245 ngày ổn định, an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, là thời gian chạy máy dài ngày nhất từ trước đến nay. Công tác bán hàng đã tổ chức thực hiện tốt với giá cá hợp lý, sát giá thị trường, từ đó có nguồn vốn để duy trì sản xuất ổn định, bù đắp chỉ phí, trả lương công nhân đúng hạn, trả lãi và thu nợ gốc cho ngân hàng, không còn nợ quá hạn vốn vay lưu động. Tăng cường, công tác quản trị, kiểm soát chặt chỉ phí nên đã tiết kiệm được khoảng gần 20 tỷ đồng trong đó chủ yếu tiết kiệm từ việc giảm định mức tiêu hao (17 tỷ đồng), chỉ phí tài chính, bán hàng... Phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật được đề cao và đẩy mạnh. Từ đầu năm 2019 đến nay đã có hàng chục sáng kiến, tiết kiệm, giải pháp hợp lý hóa quản lý làm lợi trên 3 tỷ đồng được công nhận.

Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh đều có mức tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2018: Giá trị SXCN theo giá thực tế ước đạt 1.806 tỷ đồng bằng 75% kế hoạch năm, gâp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2018; Sản phẩm. urê sản xuất đạt hơn 260.000 tấn bằng 75% kế hoạch cả năm; Sản phẩm urê tiêu thụ ước đạt hơn 251.000 tấn, đạt 71% kế hoạch cả năm; Tổng doanh thu đạt: 1.759 tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch năm. Kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng tạm tính lỗ 260 tỷ đồng, giảm lỗ gần 200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.

Như vậy mặc dù doanh thu cao, tăng trưởng tốt, các chỉ phí quản lý, tài chính đã tiết giảm tối đa, đặc biệt là các chỉ phí cố định giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2018, giá bán cao hơn chỉ phí biến đổi, lãi gộp hơn 3 lần cả năm 2018 nhưng do Công ty phải hạch toán theo quy định các loại chỉ phí (chiếm gần 50% giá thành toàn bộ), một tỷ trọng rất cao so với giá thành các sản phẩm thông thường nên tuy sản xuất ổn định, bán hàng tốt, số lỗ đã giảm khá nhiều nhưng công ty vẫn bị lỗ.

Với kết quả SXKD 7 tháng vừa qua, bước đầu đã cho kết quả tốt. 04 mục tiêu ban đầu đề ra đều đạt và vượt kế hoạch đó là đã “Chạy được máy, đảm bảo ổn định, an toàn và giảm được lỗ". Một lần nữa khẳng định rằng chất lượng máy móc thiết bị của công ty có chất lượng tốt, hệ thống dây chuyền đang vận hành ôn định với phụ tải hợp lý, bản được hàng, giá cả ổn định, giảm lỗ, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo thu nhập, việc làm cho gần 1.000 người lao động, trả dần được nợ gốc, lãi cho Ngân hàng vay vốn lưu động.

Tuy nhiên, công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: Thiếu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh do các Ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục thu nợ, không cấp hạn mức tín dụng mới, chỉ giải ngân khi trả nợ cũ thì mới được vay mới (trả 10 vay lại 9,5) nên Công ty không có vốn lưu động ban đầu để mua nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất. Để tổ chức chạy lại máy và duy trì sản xuất ổn định Công ty đã phải tìm cách bán hàng thu tiền trước, khách nhận hàng sau. Tuy nhiên việc huy động vốn này chỉ là tức thời và về lâu dài sẽ rất khó khăn tại những thời điểm không chính vụ hoặc cung lớn hơn cầu hoặc giá urê xuống thấp; Thiếu than cho sản xuất và giá than tăng cao; Thiếu vật tư dự phòng do do thiếu vốn...

Về kiến nghị tại buổi làm việc, ông Bùi Văn Thắng nhấn mạnh: Để có thể tạo điều kiện giúp Công ty vượt qua khó khăn, trong thời gian tới rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính mà trực tiếp là UB Quản lý vôn Nhà nước, Tập đoàn HCVN cần xem xét giải quyết tổng thể các nhóm giải pháp mà công ty đã nhiều lần đề nghị như: giãn nợ, khoanh nợ, cơ cấu khoản vay, thuế VAT, lãi suất vay... cần ưu tiên xử lý trước các nhóm giải pháp về tài chính, đặc biệt là giải pháp tháo gỡ khó khăn thiếu vốn cho sản xuất hiện nay.

Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh chúc mừng tập thể lãnh đạo và CBCNV khi nhà máy hoạt động ổn định. Đồng chí nhấn mạnh: "Việc nhà máy hoạt động ổn định không những khẳng định được chất lượng máy móc thiết bị mà còn khẳng định chất trình độ chất lượng của cán bộ, công nhân viên từ quản lý lãnh đạo đến cán bộ chuyên môn từng lĩnh vực. Chính chất lượng đội ngũ này đã tạo nên chất lượng của dự án".

Trong thời gian tới, Ủy ban phối hợp với Tập đoàn cùng nhau đánh giá bài toán tài chính thực tế, giá trị thực của máy móc thiết bị, đánh giá thiệt hại của đầu tư, tìm ra nguyên nhân, nếu tính toán sai phải điều chỉnh lại để từ đó có được hướng đi hoạt động hiệu quả, theo kinh tế thị trường. Đồng thời sẽ cùng kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 71/2014/QH13 theo hướng đưa phân bón vào đối tượng chịu thế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất là 0 - 5%.