Dự báo thị trường phân bón quốc tế năm 2012

01:35 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Giêng, 2012

Thị trường phân bón toàn cầu kết thúc năm 2011 trong một tâm trạng bi quan vì nhu cầu yếu và đang bị trầm trọng thêm bởi những bất ổn kinh tế. Triển vọng thị trường trong quý I năm 2012 sẽ vẫn còn tiếp tục ảm đạm.

Thị trường phân bón năm 2011 nhìn chung tương đối vững, với giá phân bón đạt mức cao nhất kể từ mức đỉnh cao vào năm 2008, nhưng chính điều này đã dẫn đến một số lo ngại rằng năm 2012 một sự đổ vỡ thị trường dường như có thể một lần nữa quay trở lại, đặc biệt là với tình hình bất ổn kinh tế đang gia tăng. Cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu ngày càng xấu đi và tình trạng giảm tốc độ phát triển kinh tế đang lan rộng hơn ở các nước phát triển trên toàn thế giới đã triệt tiêu một số nhu cầu tại khu vực châu Âu, và cũng đã gây ra những phản ứng dây chuyền trên thị trường tiền tệ quốc tế dẫn tới làm giảm sức mua của những người sử dụng phân bón lớn tại các thị trường như châu Mỹ La tinh và Nam Á. Người mua do dự, đặc biệt là ở Mỹ, đã chấp nhận hành vi mua bảo thủ, giống như các hành vi sau khủng hoảng trong năm 2009;họ chọn kiểu mua trên cơ sở "giật gấu vá vai". Nhu cầu phân bón dự kiến sẽ hồi phục trở lại, nhưng người mua dường như không có khả năng quay trở lại mạnh mẽ cho đến tháng 2/2012 và do đó giá phân bón sẽ vẫn còn chịu nhiều áp lực cho đến khi đó.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế (IFA) thì dự báo các mức nhu cầuphân bón trong năm 2012/2013 hiện nay mang tính suy đoán cao do bối cảnh kinh tế suy giảm ở nhiều nước phát triển. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa nông nghiệp toàn cầu vẫn còn hấp dẫn, do nước Mỹ vừa có một vụ thu hoạch thất vọng và do nhu cầu mạnh mẽ về thực phẩm, nhiên liệu và thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới. Vì vậy, nhu cầu phân bón toàn cầu vẫn sẽ tăng trưởng khoảng 2,3% đạt mức 182,2 triệu tấn vào năm 2012. Nhưng IFA cũng lưu ý rằng, có những nguy cơ tiêu cực của sự suy thoái kinh tế thế giới có thể tác động đến nhu cầu phân bón trong nửa đầu năm 2012.

Thị trường urê

Năm 2011 là một năm không ổn định cho thị trường phân bón urê, và giá urê toàn cầu đang có xu hướng giảm khi năm 2011 sắp kết thúc.

Nửa đầu năm đã cho thấy xu hướng nhu cầu đang quay trở lại mức trước khủng hoảng. Điều này, cùng với kỳ vọng nhu cầu tăng từ Pakistan - nước đã thất bại trong nỗ lực tự cung tự cấp phân bón urê - đã đóng góp mạnh mẽ vào xu hướng giá urê tăng trong quý hai. Từ tháng Tư tới tháng 6, giá phân urê Yuzhny tăng từ 315 đến 510 USD/tấn (FOB).

Quý III là là quý đầy biến động khi mà lúc đầu giá phân urê điều chỉnh giảm xuống còn khoảng 460 USD/tấn (FOB) nhưng sau đó lại tăng lên đến mức 500 USD/tấn (FOB), tiếp sau đó là giai đoạn điều chỉnh giá giảm xuống.

Bước vào quý IV, một sự thiếu hụt nhu cầu đã được quan sát thấy qua sự trượt giá urê.Giá urê Yuzhny chuẩn tháng 12/2011 ở mức 315-330 USD/tấn (243-254€/tấn) FOB, giảm 170 USD/tấn kể từ đầu tháng Mười và và thấp hơn khoảng 60 USD /tấn so với thời điểm này năm 2010.

Năm 2012, giá urê khó có thể giảm xuống đến mức thấp 205USD/tấn FOB như thời kỳ sau khủng hoảng vào tháng 12 năm 2008 và triển vọng trong ngắn hạn cho việc cải thiện giá urê là không mấy thuận lợi. Trên thực tế, nhu cầu phân bón cho vụ xuân ở bắc bán cầu sẽ đóng vai trò lớn nhất trong việc xác định giá vào cuối quý I và cả trong quý II năm2012.

Tuy nhiên, dự kiến vào cuối năm 2012 những công suất bổ xung khoảng 4 triệu tấn urê dạng hạt mỗi năm sẽ đi vào sản xuất.Khi đó thị trường urê sẽ bi thừa cung và không nghi ngờ gì công xuất bổ xung này sẽ giúp giữ giá urê ở mức thấp hơn so với trong năm 2011.

Công ty phân bón Qatar (Qafco) đã lên kế hoạch đưa vào hoạt động nhà máy urê Qafco V với công suất 1,3 triệu tấn / năm trong tháng 1 năm 2012; và sau đó vào quý IV năm 2012 sẽ đưa thêm nhà máy Qafco VI có công suất 1,3 triệu tấn urê / năm vào hoạt động. Ngoài ra, tại Algeria, Công ty Sorfert cũng sẽ đưa một nhà máy có công suất 1,1-1,2 triệu tấn urê/ năm vào hoạt động trong quý I năm 2012; tại Ai Cập,Công ty MOPCO cũng đã có kế hoạch sẽ đưa hai nhà máy với công suất mỗi nhà máy là 660.000 tấn urê/ năm vào hoạt động trong nửa cuối năm 2012. Công suất urê bổ xung cũng được tăng thêm do các nhà máy tại Việt Nam và Venezuela sẽ đưa vào sản xuất trong năm 2012.Mặc dù có thể có một số chậm trễ tại các dự án này, nhưng rõ ràng rằng thị trường urê đang chuyển vào tình trạng thừa cung trong năm tớihoặc trong những năm tới.

Thị trường Phốt phát

Thị trường phốt phát cũng đã phải chụi khuất phục trước áp lực giảm giá do sức ép của việc thiếu nhu cầu vào cuối năm và triển vọng người tiêu dùng đang trì hoãn mua hàng ít nhất cho đến cuối tháng hai năm 2012.

Tại Vịnh Mỹ, giá chuẩn phân DAP xuất khẩu giảm xuống còn 520-540 USD/tấn (FOB Tampa), giảm 110 USD/tấn so với mức giá đỉnh trong năm 2011.

Giá phân phốt phát đã được hỗ trợ thông qua hầu hết các hợp đồng kỳ hạn trong quý IV-2011 và việc bán hàng giao ngay vào thị trường Ấn Độ, cũng như nhu cầu mới nổi tại khu vực châu Mỹ Latinh.Tuy nhiên, động lực thị trường đã không được tập trung hoặc lan tỏa tới khu vực Đông Nam châu Á hoặc châu Âu, cả hai khu vực này đều đã cho thấy họ ít quan tâm đến việc mua hàng. Lượng bán hàng giao ngay đã trở nên rất ít và khối lượng hàng hóa đã bị thu nhỏ lại phản ánh tình trạng nhập khẩu kiểu "giật gấu vá vai" để đối phó với khủng hoảng tài chính ngày càng tăng do hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.

Các nhà cung ứng Nga đã khai thác triệt để nhu cầu cuối năm ở mức thấp tại châu Âu với khối lượng bán hàng nhỏ cùng với mức giá giảm 50 USD/tấn so với mức giá đạt được vào đầu tháng mười hai 2011.

Giá phốt phát tại Bắc Phi đã bị suy giảm chậm hơn nhưng chỉ bởi vì tình trạng bất ổn chính trị ở Tunisia làm đình trệ sản xuất và vận chuyển hàng hóa.Bất ổn tại Tunisi đã ngăn cản sản phẩm của Tập đoàn hóa chất Tunisi(GCT) không thể phân phối được ra thị trường trong suốt sáu tuần cuối năm 2011.

Bước vào quý I năm 2012, có thể triển vọng thị trường phốt phát sẽ tiếp tục ảm đạm với sự giảm giá sâu hơn nữa. Ấn Độ, chiếm 50% thị trường, sẽ đứng ngoài thị trường giao ngay cho đến cuối mùa xuân và khi các hợp đồng DAP được tái đàm phán trong tháng ba có thể sẽ phải chịu nhiều áp lực nếu không có sự gia tăng nhu câu ưu tiên trước đó.Một sự trở lại mạnh mẽ về nhu cầu sẽ là động lực chính để hỗ trợ thị trường và sau đó nâng giá các sản phẩm phốt phát. Tuy người mua ở Châu Âu, Brazil và Đông Nam Á sẽ bị thúc ép mua sắm vào đầu năm mới để chuẩn bị cho vụ xuân 2012. Nhưng trừ khi một khối lượng lớn hàng hoá được đặt mua còn không thì sự suy giảm sẽ chỉ được làm chậm lại.

Giá DAP xuất khẩu tại Vịnh Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục suy yếu cho đến khi người tiêu dùng tại thị trường trong nước quyết định giá đã đủ thấp để tự tin mua hàng vào. Tuy nhiên, người nông dân có thể trì hoãn mua bán cho đến cuối tháng Hai và khi đó các nhà cung ứng sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn nữa để buộc phải giảm giá và cắt giảm sản lượng.

Thị trường amoniac

Niềm tin trên thị trường amoniac là khá bi quan khi mà năm 2011 đang dần kết thúc trên nền nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đang yếu đi và xu hướng giảm giá vẫn chưa có dấu hiệu chạm sàn.Điều này là trái ngược với một thị trường mạnh mẽ sôi động trong suốt cả năm với nhu cầu mạnh và nguồn cung căng thẳng. Thiếu hụt sản xuất ở Trinidad, sản xuất ở mức thấp hơn tại Úc và Vương quốc Anh do các vấn đề kỹ thuật cùng với sự sụt giảm nguồn cung từ Nga và châu Âu do nhu cầu cho sản xuất hạ nguồn cao hơn đã làm trầm trọng thêm cân bằng cung - cầu mỏng manh và đẩy giá amoniac tăng lên.

Giá amoniacđã đạt đến một mức cao tới 650USD/tấn (FOB Yuzhny) vào tháng Mười năm 2011, mà sau đó bị đẩy tới mức giá 705USD/tấn (CFR Tampa) trong tháng Mười Một.Đây là những mức giá chưa từng có kể từ nửa cuối năm 2008. Tuy nhiên, tất cả đã lùi vào dĩ vãng trong tháng cuối năm 2011, sự suy giảm nhu cầu của khu vực nông nghiệp theo mùa đã kết hợp với sự sụt giảm nhu cầu từ khu vực công nghiệp vì bất ổn kinh tế toàn cầu đã đẩy giá amoniac đi xuống.

Giá FOB tại Yuzhny cuối tháng 12 năm 2011 chỉ đạt khoảng 440-460 USD/tấn, và người tacòn kỳ vọng giá sàn có thể giảm đến mức khoảng 400USD/tấn (FOB). Vào thời gian này năm 2010, giá amoniac cũng dao động quanh mức 400USD/tấn FOB do đó tất cả các lợi ích đạt được trong suốt năm 2011 thực tế đã bị xóa sổ.

Tại Đông Suez, giá amoniac cũng đã được điều chỉnh xuống nhưng phản ứng đã chậm hơn tại Yuzhny, điều này đã khuyến khích một lượng amoniac hàng hoá từ Yuzhny di chuyển về phía đông. Những giao dich gần đây ở ngoài khu vực Trung Đông chỉ ở mức giá 460USD/tấn FOB, giảm khoảng 130USD/tấn so với những giao dịch giao ngay trước đó, nhưng vẫn còn cao hơn khoảng 60USD/tấn so với năm 2010.

Trong ngắn hạn, các nhà sản xuất Nga và Ukraina đang xem xét cắt giảm sản lượng vào tháng 1-2012 để giữ cân bằng thị trường và bình ổn giá cả. Trong khi đó, nhu cầu dần gia tăng trở lại nhờ nhu cầu vật tư cho sản xuất vụ xuân 2012 ở Mỹ sẽ xuất hiện vào tháng 2-2012, nó sẽ thúc đẩy hỗ trợ cho thị trường ngay cả khi nhu cầu công nghiệp không được phục hồi sau đó.

Năm 2012, thị trường amoniac có vẻ như sẽ vẫn còn ở trong tình trạng cân bằng cung cầu khá sít sao vì vậy bất kỳ sự gián đoạn bất ngờ nào xẩy ra sẽ dẫn đến những điều kiện thị trường căng thẳng và xu hướng giá tăng cao sẽ xuất hiện trở lại.

Trong năm 2012 sẽ cókhoảng từ 1,58 đến1,72 triệu tấn công suất amoniac thương mại bổ xung được đưa vào vận hành sản xuất. Tuy nhiên, cùng thời điểm này, khoảng 1,3 triệu tấn amoniac sẽ được tiêu thu cho những công suất sản xuất urê và phân phốt phát bổ xung; và cũng sẽ cần thêm 500.000 tấn nữa do nhu cầu tăng thêm từ các khách hàng hiện tại.

Tuy có khả năng một vài dự án sản xuất amoniac sẽ bị trì hoãndo khía cạnh cung cầu. Nhưng về cơ bản, nhu cầu amoniac tăng thêm trong năm 2012 sẽ hấp thụ hết nguồn cung phụ trộivà dẫn đến một thị trường tương đối vững chắc.

Thị trường lưu huỳnh

Thị trường lưu huỳnh toàn cầu trong năm 2011 ở trạng thái cân bằng khá sít sao. Nhu cầu thuận lợi và nguồn cung tương đối chặt chẽ đã được phản ánh bởi giá vẫn giữ ở trên mức giá năm trước và ở trên các mức giá lịch sử.

Tại Canada, thị trường cung cấp lưu huỳnh lớn nhất, giá hợp đồng trong năm 2011 dao động trong khoảng 180-240USD /tấn (FOB Vancouver), tăng đáng kể từ khoảng 50 đến 165USD/tấn (FOB) so với năm 2010. Còn tại Trung Quốc, thị trường nhập khẩu lưu huỳnh lớn nhất, giá CFR giảm từ 170 đến 250USD/tấn, nhưng vẫn tăng từ 85 đến 205USD/tấn CFR so với năm 2010.

Giá lưu huỳnh hàng tháng năm 2011 của Công ty dầu khí quốc gia Các tiểu vương quốc Arậpthống nhất (Adnoc's) dao động từ 165 đến 225USD/tấn FOB, tăng cao hơn so với năm 2010 từ 65 đến 210USD/tấn FOB.

Về khía cạnh cung ứng, sản xuất lưu huỳnh nguyên tố toàn cầu năm 2011 được dự báo ở mức 51,1 triệu tấn, tăng 3,3% so với năm 2010. Nguồn cung đã tương đối thiếu do sự chậm trễ trong các dự án sản xuất lưu huỳnh mới và do đó làm suy giảm lượng hàng tồn kho tại ba vùng sản xuất lưu huỳnh hàng đầu là Canada, Nga và Kazakhstan.Trận động đất và sóng thần diễn ra tại Nhật Bản hồi tháng ba năm 2011 đã xóa sổ 6% năng lực sản xuất lưu huỳnh của nước này (ước tính khoảng 1,78 triệu tấn).

Nhu cầu lưu huỳnh toàn cầu được hỗ trợ bởi nhu cầu bền vững trong ngành sản xuất phân bón. Một số nhu cầu mới cũng được hiện thực hóa từ các dự án tinh chế kim loại, mặc dù nhiều dự án dự kiến sẽ chậm trễ.

Nhập khẩu lưu huỳnh của Trung Quốc trong năm 2011 được ước tính khoảng 9,5 triệu tấn, giảm 5% so vớinăm 2010. Sụ sụt giảm nhập khẩu lưu huỳnh của Trung Quốc là do nguồn cung trong nước tăng và chính sách thuế kiềm chế xuất khẩu phân bón của chính phủ nước này. Theo chính sách thuế nhập khẩu mới trong năm 2012 của Trung Quốc, các loại phân bón chứa nitơ và phốt phát (NP) và supe phốt phát (TSP) sẽ phải chịu chính sách thuế chặt chẽ hơn (mức thuế thuế thấp là 7% từ tháng sáu tới tháng chín, mức 82% cho những tháng còn lại). Chính sách mới này có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với lưu huỳnh nguyên liệu.

Tunisia, một nhà nhập khẩu lớn khác, ước tính đã chỉ mua 1,2 triệu tấn lưu huỳnh, giảm gần 43% so với năm 2010, bởi vì bất ổn chính trị kéo dài dẫn đến sự gián đoạn trong sản xuất các sản phẩm phốt phát tại tập đoàn GCT.

Thị trường lưu huỳnh sẽ bước vào năm mới 2012 với các cuộc đàm phán hợp đồng mua bán lưu huỳnh diễn ra chậm chạp do sự chênh lệch giá rất lớn giữa bên mua và bên bánnẩy sinh do niềm tin vốn đã yếu ớt của người mua đã bị hủy hoại bởi giá phân bón giảm.

Các nhà cung ứng sẽ duy trì trạng thái cung ứng thắt chặt trong năm 2012. Tại Nga,Công ty GazpromExport dự kiến sẽ giảm 10% năng lực xuất khẩu do nhu cầu trong nước mạnh mẽ hơn. A-rập-xê-útcũng sẽ phải cung ứng nhiều lưu huỳnh hơn cho dự án sản xuất phân phốt phát Ma'aden, điều này sẽ làm giảm năng lực xuất khẩu lưu huỳnh của họ.

Năm 2012, thị trường lưu huỳnh sẽ bị phủ bởi bóng đen của triển vọng nhu cầu không chắc chắn ở Tunisia, những dữ trữ sung túc trên khắp Trung Quốc, Brazil, Ma-rốc và Ấn Độ, cũng như một triển vọng kinh tế run rẩy trên toàn cầu. Giá lưu huỳnh sẽ vẫn còn biến động dựa trên một kịch bản cân bằng cung cầu chặt chẽ.

Thị trường kali

Sự bất ổn kinh tế hiện tại và tình hình thừa cung có thể ngăn chặn sự tăng giá kali trong năm 2012.Giá cả nông sản giảm nhẹvà không ổn định tại các thị trường lớn nhất thế giới, Ấn Độ và Trung Quốc, có thể là những yếu tố làm thị trường thêm ảm đạm.

Trong khi đó các công ty K + S, Uralkali và Agrium đã công bố những kế hoạch mở rộng lớn còn Công ty BHP lại đang đầu tư vào các mỏ kali mới ở Canada.BHP sẽ có thể sớm bán trực tiếp sản phẩm cho người mua, bỏ qua nhà phân phối Canpotex , trong một động thái sẽ làm tự do hóa thị trường nhưng cũng góp phần làm cho nguồn cung trên thị trường thêm thừa thãi.

Tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi là một mối quan ngại lớn khác. Giám đốc điều hành của Uralkali ông Vladislav Baumgertner đã thừa nhận những lo ngại về tình trạng tín dụng thắt chặt ở châu Âu. Ông cho rằng không thể mong đợi giá tăng trong quý I năm 2012 do sự bất ổn định trên tất cả các thị trường. Baumgertner cho rằng giá kali giao ngay sẽ chỉ thay đổi sau khi các hợp đồng với Ấn Độ và Trung Quốc được ký kết vào tháng 4 đến tháng 5-2012.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng không có lý do cho giá tăng. Trong một báo cáo phát hành vào giữa tháng 12 năm 2011, UBS cho rằng "tình trạng mua bán trì trệ" sẽ dẫn tới mức giá thấp hơn. UBS đã cắt giảm kỳ vọng của họ đối với mức giá trung bình trong năm 2012 gần 40USD/tấn xuống còn 460USD/tấn, phù hợp với xu hướng giá trong năm 2011.

Giá giao ngay tăng khoảng 20-30% trong năm 2011 mặc dù Ấn Độ tuyên bố tự áp đặt "kỳ nghỉ mua kali" từ tháng Tư đến tháng Tám năm 2011. Tuy nhiên, Ấn Độ đã hoàn tất hợp đồng 5,5 triệu tấn MOP trong năm 2011-12 ở một mức giá 490USD/tấn CFR trong quý II và III và ở mức 530USD/tấn CFR trong quý IV.

Sản xuất kali không có sự tăng trưởng ở Ấn Độ vì nông dân đang chuyển sang dùng urê có giá rẻ hơn. Kali Clorua (MOP) có giá 11.300 Rupi Ấn Độ (Rs)/ tấn ( 214USD/tấn), trong khi đó giá urê chỉ là 5.310Rs/tấn (100,50USD/tấn) vì urê vẫn còn được chính phủ trợ cấp giá.

Thị trường Trung Quốc là một mối quan ngại khác. Mức độ hàng tồn kho tại đây vào khoảng 2,5 triệu tấn, cao hơn nhiều so với bình thường, điều nay cho thấy rằng trong năm 2012, Trung Quốc có thể sẽ nhập khẩu ít kali hơn năm 2011.

Dấu hiệu khả năng suy thoái của thị trường đã hiển hiện. Công ty K + S của Đức đã phải hạ triển vọng lợi nhuận. Vào tháng 12-2011, Công ty này chỉ hy vọng thu nhập trướcthuế và lợi tức không bao gồm một số các giao dịch bảo hiểm rủi ro sẽ chỉ tăng từ 950 triệu đến 1 tỷ EUR vào năm 2012, so với dự báo 1,05 tỷ EUR trước đó.

Công ty PotashCorp đã công bố sẽ đóng cửa hai mỏ trong 14 tuần, trong khi đó Công ty Uralkali sẽ sản xuất ít kali hơn vào năm tới để hỗ trợ giá.Công ty Uralkali đã giảm dự báo mức sản xuất của họ vào năm 2012 khoảng 7% chỉ còn 10,5 đến11triệu tấn so với mức 11,8 triệu tấn trước đó.

Nhưng câu hỏi then chốt là liệu các nhà sản xuất sẽ ngậm đắng nuốt cay và giảm giá kali thấp hơn hay họ sẽ phản ứng bằng cách cắt giảm sản xuất. Cho dù với chiến lược nào thì năm 2012 có khả năng sẽ là một năm khó khăn hơn cho các doanh nghiệp.
Nguồn: