Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng phân bón đúng cách là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo năng suất thu hoạch và nâng cao chất lượng nông sản.
Là quốc gia mạnh về nông nghiệp, những năm qua, không chỉ chinh phục thị trường trong nước, nông sản Việt còn xuất khẩu thành công ra nhiều thị trường nước ngoài. Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng phân bón đúng cách là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo năng suất thu hoạch và nâng cao chất lượng nông sản.
Chìa khoá nâng cao năng suất cây cao su
Phân bón là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng với cây trồng. Đơn cử, với cây cao su, khu vực Tây Nguyên có trên 254.000ha cao su, diện tích lớn nhất là tỉnh Gia Lai trên 100.000ha. Cao su ưa trồng trên đất đỏ bazan hoặc đất xám có tầng canh tác dày hàng mét, tơi xốp, thoát nước.
Bước vào thời kỳ kinh doanh cây có mủ từ năm thứ 6 trở đi, ngoài nhiệm vụ sinh trưởng dinh dưỡng (phát triển chiều cao, tán, thân), cao su còn sinh trưởng sinh thực (sản xuất mủ), nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi: Tỷ lệ N-P-K thường là (2 - 1 - 2) kèm theo lượng magie (MgO); Canxi (CaO) cao đặc biệt các loại chất vi lượng như Bo (B); kẽm (Zn); mangan (Mn) và đồng (Cu).
Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, để có được 3 tấn mủ/ha, cây lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng như sau: Khoảng 45 - 60kg N, 20-25kg P2O5; 50 - 65kg K2O; 70 - 80kg CaO; 10 - 15kg MgO; 4 - 6kg S; 1,5kg Zn; 1kg B; 0,9kg Mn. Như vậy, cao su không những cần đạm, lân, kali mà còn cần canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng.
Thực tiễn hiện nay tại các vùng trồng cao su ở nước ta đất luôn luôn bị rửa trôi mất màu, nhiều vùng đã trở lên bạc màu. Bên cạnh đó, người nông dân lại thiếu hiểu biết về đất trồng, về nhu cầu cần thiết dinh dưỡng của cây cao su, đặc điểm tính chất của từng loại phân vô cơ nên sử dụng phân bón còn tùy tiện như lạm dụng phân đạm, thiếu kali, thiếu lân, đặc biệt thiếu các chất dinh dưỡng chung vi lượng như canxi, magie, lưu huỳnh…
Nhiều nơi, bà con nông dân đã sử dụng phân hỗn hợp NPK, nhưng đáng tiếc chủ yếu là các loại thông thường duy nhất chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng là N, P, K, thiếu toàn bộ các chất dinh dưỡng khác trung vi lượng.
Hệ quả là cao su sinh trưởng phát triển thân lá mạnh mất cân đối dinh dưỡng, thừa đạm, lá xanh đen, bản lá mỏng, vỏ cây sần sùi nhiều mắt cua dẫn tới năng suất chất lượng mủ thấp.
Trước năm 2000, phân bón Văn Điển đã cho hiệu quả tuyệt vời trên đất Tây Nguyên do công trình nghiên cứu của Viện Nông hóa thổ nhưỡng và Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Phân lân nung chảy Văn Điển được đánh giá là một nguồn phân quý có tỷ lệ lân dễ tiêu trên 16% (P2O5); 30% vôi (CaO); 15% magie (MgO); 24% silic (SiO2) và 6 loại chất lượng Bo (B) = 0,4%; Kẽm (Zn) 0,2%; Mangan (Mn) 0,02%; Đồng (Cu) 0,01%; Sắt (Fe) 0,01%; Co ban (Co) 0,02%.
Cây cao su được bón phân ĐYT NPK Văn Điển có màu lá xanh đậm, sáng bóng bản lá dày, vỏ thân cây nhẵn, năng suất sản lượng mủ tăng, chất lượng mủ tốt, ở nhiều địa phương như Gia Lai, Đắc Lắk, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước… bà con nông dân đã chọn phân bón Văn Điển là phân bón chủ lực để thâm canh cho cây cao su và đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.
Được bà con trồng cao su Tây Nguyên đón nhận sử dụng rộng rãi mang lại hiệu quả kinh tế cao, sau 2010 cùng với phân lân nung chảy, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cũng được nghiện trên cây cao su ở nhiều tỉnh như Đắk Lắk; Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai mang lại hiệu quả cao, bón phân khép kín phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển cùng một đợt bón đã cung cấp cho cây đầy đủ nhất. Cân đối nhất các loại dinh dưỡng từ lân (P2O5); Kali (K2O); Đạm (N); Vôi (CaO); Magie (MgO); Silic (SiO2); Lưu huỳnh (S) và vi lượng; Bo, Kẽm, mangan, đồng, sắt, coban…
Gia tăng giá trị cây ăn quả
Không chỉ cây công nghiệp như cây cà phê, phân bón Văn Điển còn có tác dụng rất lớn với cây ăn quả. Thời kỳ nghỉ đông của cây ăn quả cũng là thời kỳ sau thu quả cây phục hồi rễ tơ và bộ lá quang hợp, các loại cây có múi như cam, bưởi, quýt có thời gian nghỉ đông khoảng 3 tháng, các loại cây như nhãn, vải thì giai đoạn nghỉ đông cũng là lúc phân hóa mầm hoa, cuối đông, đầu xuân thì cây ra hoa.
Các loại cây ăn quả sau khi thu hoạch dễ dàng nhận thấy hai bộ phận trên cây giảm sút là bộ lá và hệ rễ tơ. Đây cũng là hai “cơ quan” hoạt động nhiều nhất của cây trong suốt quá trình 4 - 5 tháng mang quả, các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy: Sau khi thu hoạch hệ rễ tơ phần lớn bị “lão hóa” do quá trình vận động hấp thu dinh dưỡng từ đất đưa lên lá quang hợp nếu duy trì hệ rễ tơ già cỗi này thì sức hấp thụ dinh dưỡng, nước yếu sẽ ảnh hưởng đến năng suất quả năm sau.
Sau khi phá bỏ phần rễ tơ, cây tái tạo rễ tơ mới hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng tăng lên nhiều lần đồng nghĩa với cây khỏe mạnh phục hồi bộ lá nhanh, phân háo mầm hoa thuận lợi.
Thời kỳ nghỉ đông của cây ăn quả cũng là giai đoạn lạnh giá, khô hanh, cây không còn nuôi quả, chỉ duy trì phục hồi lá, cành, tích lũy dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa, do lượng ánh sáng ít nên bộ lá cũng hoạt động không mạnh mẽ vì vậy cây giai đoạn này cần lượng lân (P2O5) lớn kích thích tái tạo bộ rễ tơ phát triển nhanh, nhiều để lấy dinh dưỡng, nước, lân cũng tham gia hình thành tầng sinh bần cuống lá giúp cho cây duy trì bộ lá bền hơn.
Chất magie (MgO) cây cũng cần nhiều để hình thành thêm diệp lục tố, giúp lá hấp thụ nhiều ánh sáng, hồi phục bộ lá nhanh. Chất vôi (CaO) cũng rất cần để khử chua đất cho vùng rễ tạo thông thoáng cho rễ tơ hô hấp, trao đổi không khí. Các chất đạm (N), kali (K2O) giai đoạn này cây cần ít.
Các chất vi lượng: Bo, kẽm, đồng, mangan… xúc tác giúp cho cây hình thành các men sinh học, phân hóa mầm hoa tốt hơn.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân lân chỉ có duy nhất một loại chất dinh dưỡng P2O5 = 16%, là loại phân chua, chưa phù hợp bón phục hồi cây ăn quả sau thu hoạch, nghỉ đông.
Phân đạm urê (N) nhu cầu của cây rất ít, phân kali (K) cây cần không nhiều, các loại phân NPK thông thường chỉ duy nhất có 3 thành phần dinh dưỡng là (N - P - K) cũng chưa phù hợp nhu cầu cây ăn quả nghỉ đông, phục hồi sau thu hoạch.
Trong bối cảnh đó, phân bón Văn Điển hoàn toàn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông. Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất theo công nghệ nhiệt nấu chảy quặng Apatit giàu lân, quặng serpentin giàu silic, magie, chuyển hóa các chất dinh dưỡng sang dạng vô định hình dễ tiêu cây trồng hấp thụ dễ dàng.
Lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24% và 6 loại vi lượng: B. Zn, Cu, Fe, Mn, Co… Lân nung chảy Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông, bón phục hồi cho cây sau thu hoạch quả, đem lại những vụ mùa bội thu cho cây trồng.