Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có rét đậm lại có mưa xuân, theo kinh nghiệm các lão nông tri điền, đây là dấu hiệu vụ lúa Xuân thắng lợi. Song để giảm sâu bệnh dịch hại, giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng hạt gạo, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho rằng “cần lựa chọn đúng phân bón và sử dụng một cách thông minh”.
Năm 2023, năng suất lúa ở nhiều tỉnh phía Bắc không đạt kế hoạch đã đề ra, một phần do thời tiết bất thuận trong giai đoạn lúa làm đòng và trỗ, chín; phần quan trọng hơn nữa là nhiều nông dân chủ quan, xem nhẹ các khuyến cáo kỹ thuật, đặc biệt trong khâu thời vụ và kỹ thuật chăm bón. Năm nay, giá lương thực trong nước và thế giới có chiều hướng cao hơn các năm trước. Luật Đất đai sửa đổi 2023 đã được Quốc hội thông qua, và sẽ có hiệu lực trong vài tháng tới, giúp nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.
Chọn đúng phân bón để tăng khả năng “được mùa to”
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về nghiên cứu hướng dẫn sử dụng phân bón - năm Giáp Thìn 2024 theo triết lý phương Đông thuôc về mệnh Hỏa, vận Thổ dự báo thời tiết khá thuận cho cây trồng. Ngày tết Nguyên Đán nhằm ngày Giáp Thìn, theo Ngọc hạp thì vụ Xuân này có thể “Mễ tiện” (được mùa lúa).
Tuy nhiên, do “Hàn thủy tư thiên, Quân hỏa tại tuyền” nên có thể đầu năm còn lạnh, và nhiều mưa ẩm, sau đó nắng nóng nhiều. Thực tế đầu vụ năm nay thời tiết rất thuận cho gieo cấy; cây lúa nhanh tốt và mật độ gieo cấy rất dày. Điều đó có thể vô tình là mầm mống của dịch bệnh và tai ương cuối vụ. Mặt khác, nhiều nơi gieo cấy rất sớm, kết thúc gieo cấy ngay vào tiết Lập xuân, trước tết Nguyên đán, gặp thời tiết ấm nóng, cây lúa sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng, lúa sẽ trỗ sớm, tiềm ẩn giảm năng suất so với dự kiến.
Để giúp cây lúa vụ Xuân sinh trưởng khỏe, nhằm giảm sâu bệnh hại, giảm chi phí tăng năng suất, chất lượng hạt gạo, năng cao hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường...., kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho rằng, nhà nông cần tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật lựa chọn và sử dụng sản phẩm phân bón, chuẩn bị cho công tác chăm bón cây lúa trong vụ Xuân năm 2024 ở các tỉnh phía Bắc.
Cụ thể, bên cạnh việc lựa chọn bộ giống và thời vụ gieo cấy thích hợp thì giải pháp dinh dưỡng cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi “Công cấy là công bỏ, bón phân làm cỏ là công ăn”. Hàng chục năm qua, người nông dân Thái Bình cũng như các tỉnh khu vực phía Bắc đã chọn phân bón Văn Điển như một người bạn tri kỷ, một thương hiệu nổi trội trong làng phân bón hiện nay. Phân lân nung chảy Văn Điển chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó lân (P2O5) 15-19%; magie (MgO) 15-18%; silic (SiO2) 24-32%; canxi (CaO) 28-34% và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt 4%, chất mangan 0,4%, chất đồng 0,02%, chất molipden 0,001%, chất coban 0,002, chất bo 0,008%, chất kẽm 0,00014%.
Đặc biệt, các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong phân Văn Điển được cây trồng sử dụng hết trên 98% vừa đạt hiệu quả sử dụng cao mà không còn để lại tồn dư gây hại cho đất và môi trường. Phân nung chảy Văn Điển chứa hàm lượng cao các chất kiềm và kiềm thổ (Ca, Mg, Si…) nên thuộc dạng phân sinh lý kiềm, có tác dụng hạ chua, khử độc đất, rửa mặn, bồi bổ và tăng độ tơi xốp cho đất. Hơn nữa, sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất sắt (Fe), nhôm (Al) bám giữ như các loại phân bón khác.
“Phân bón Văn Điển chỉ tan trong môi trường a xít yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, nếu cây không ăn hết thì phân còn tồn lại cho các vụ sau. Từ phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với đạm urê, kali Canađa và một số dinh dưỡng vi lượng sản xuất phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa” – kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho biết.
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như:
- Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK (16 :5 :17)có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%,…
- Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 13:3:10 hay “Lúa 2”hiện nay đang được bà con sử dụng phổ biến ở nhiều nơi.
Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kali khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải. Kali giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ, đồng thời vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh lúa mới đẻ, giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng khóm lúa gọn, nhiều bông. Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, phân bón đa yếu tố còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.
- Phân ĐYT NPK 6:12:3 , 10:10:5, 10:7:3 hoặc phân đa yếu tố “Lúa 1”chuyên bón lót cho lúa có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK, các chất trung và vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông, giúp cây lúa tăng sức chống chịu các yếu tố bất thuận, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Đây là những loại phân bón có nguồn gốc khoáng thiên nhiên, thân thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt hiệu quả đối với cây lúa trên chân đất lầy thụt, chua trũng. Vì vậy, dù nhà sản xuất là Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển không quảng bá sản phẩm nhiều, bà con nông dân nếu ai đã từng dùng thì dễ dàng bị thuyết phục bởi hiệu quả cao của nó với cây lúa mà không có loại phân bón vô cơ nào khác có được.
“Lót sâu, Thúc sớm”, không bón thêm phân đạm đơn
Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh Mỗi sào lúa Xuân ở các tỉnh phía Bắc cần chăm sóc cơ bản như sau:
Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà bón khoảng 15-20 kg phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc thì bón nhiều. Để phân bón lót được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông; phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Bà con chú ý: Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng.
Bón thúc:.Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa, nhà nông chuẩn bị phân chuyên bón thúc cho lúa Xuân 2024 như sau:
- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng: Bón khoảng 10-12 kg/sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/sào.
- Riêng chân ruộng cao ghềnh, giống lúa cứng thân, phương thức gieo vãi hoặc thời tiết ấm nhiều thì bón thúc làm 2 lần: Với lúa cấy cả cấy thủ công hay cấy máy thì cần bón phân thúc đẻ sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng, bón 60-70% lượng phân bón thúc. Với lúa gieo sạ (gieo vãi),cần gieo rất thưa, khi cây lúa 2,5-3,0 lá thì nên bón nhử khoảng 1,5-2,0kg ure/sào; nếu thời tiết thuận thì 1 tuần sau bón khoảng 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại… Chỉ những ruộng trồng lúa cao sản và sức chống chịu kém như giống lúa BC15, TBR225..., vào cuối vụ được bón thêm 2-3kg kali/sào; còn lại tất cả đều không được bón phân đạm đơn và bón lai rai để phòng rầy nâu và bệnh bạc lá có thể phát dịch giai đợn cuối vụ.
Đồng thời với bón phân thúc, bà con cần điều tiết nước hợp lý theo phương châm Nông – Lộ - Phơi; đặc biệt giai đoạn lúa đẻ nhánh để phòng tránh và xử lý bệnh đạo ôn được hiệu quả.
Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có rét đậm lại có mưa xuân, theo các lão nông tri điền thì đây là báo hiệu vụ lúa Xuân thắng lợi. Tranh thủ những ngày trời rét, bà con tập trung làm đất, bón phân lót vùi sâu, đợi nắng ấm sẽ tập trung gieo cấy. Khi chăm bón cây lúa vụ xuân 2024 ở phía Bắc bằng phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa, nhà nông cần cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện Lót sâu, Thúc sớm, không bón thêm phân đạm đơn, không bón lai rai để giúp lúa vụ Xuân 2024 phát triển cân đối, khỏe mạnh.
Thực hiện đúng kỹ thuật này, ruộng lúa sẽ thông thoáng, màu sắc lá xanh sáng, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn, đảm bảo chất lượng lúa gạo, nâng cao giá trị nông sản, hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường. Chọn đúng phân bón và bón đúng thời vụ, đúng kỹ thuật - Đó là cách làm thông thái của bà con nông dân thời đại 4.0.