Phân bón Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, trong đó có vai trò rất cần thiết của các chất trung và vi lượng giúp cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt.
Tây Nguyên có khoảng 550.000 ha đất thích hợp cho trồng cà phê, chủ yếu trên đất đỏ bazan được hình thành đá macma có đặc tính điển hình tầng canh tác dầy, cấu tượng đoàn nạp thể bền vững, độ tơi xốp cao (60 - 65%), dung trọng thấp (0,8 - 1,0) thoát nước nhanh, thoáng khí, khả năng giữ ẩm khá.
Song hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong đất bazan thường không cao, đặc biệt là hàm lượng lân, kaly dễ tiêu và các nguyên tố vi lượng như Bo, sắt, kẽm, đồng… từ nghèo đến rất nghèo. Hơn nữa, do quá trình rửa trôi mạnh và nông dân quen bón các loại phân chua trong thời gian dài đã làm mất đi các cation kiềm canxi, magie và các chất vi lượng rất cần thiết cho cây cà phê.
Lựa chọn phân bón thích hợp cho cây cà phê Tây Nguyên
Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê trên đất Tây Nguyên cho thấy cây cà phê cần những yếu tố dinh dưỡng chính là Đạm (N); Lân (P2O5) và Kali (K2O), các chất trung lượng và vi lượng khác để cho năng suất ổn định và chất lượng tốt nhất, cụ thể như: Ca) và magiê (Mg): kẽm (Zn): Bo (B): Mô líp đen, đồng, sắt, cô ban.
Từ đặc điểm của đất Tây Nguyên và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, nhiều năm qua các nhà vườn ở Tây Nguyên đã sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển để thâm canh cây cà phê. Lân Văn Điển là loại phân đa chất, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như Vôi (canxi), Manhe, Silic, Đồng, Bo, Mangan, Kẽm, Molipđen, Coban,…
Lân Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 - 8.5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bón xuống ruộng không rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì các chất trong lân Văn Điển vẫn còn được giữ lại trong đất cung cấp cho cây trồng vào vụ sau. Cùng với phân lân nung chảy, bà con còn dùng các loại sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê như NPK 10.5:12; NPK 13:3:10; 10.8.12; NPK 12.8.12; NPK 16.6.16; …
Sử dụng đúng cách để cà phê đạt năng suất cao
Để cà phê kinh doanh đạt năng suất, chất lượng cao, sau thu hoạch cần dọn sạch cỏ vườn, cành vượt, tiến hành đào rạch quanh hình tán cây sâu 5-10cm, rộng 10 - 15cm, dùng phân lân Văn Điển 2,0 - 2.3kg/cây cộng thêm 10 - 15 kg phân hữu cơ, phân bò hoai mục, rải đều vào rãnh xong lấp đất lại tưới ẩm, ( Riêng phân hữu cơ ủ mục thường 2-3 năm bón 1 lần).
Thời tiết Tây Nguyên thường được phân 2 mùa khá rõ là mùa khô và mùa mưa. Vì vậy, nếu chủ động tưới đủ ẩm thì cuối mùa khô cà phê sẽ nở hoa. Sau đó bón các loại phân ĐYT NPK chuyên dùng cho cà phê được bón theo các đợt sau:
Đợt 1: Bón cho cà phê đầu mùa mưa (tháng 5 - 6)
Lúc này cà phê đã đậu quả, quả to bằng hạt đậu xanh, nên thúc cho quả lớn nhanh bằng phân Lân Văn Điển phối hợp NPK Văn Điển. Lượng bón: Từ 1 - 2 kg/ gốc lân Văn Điển + 1,5 - 2,0 kg NPK 13:3:10; 12.8.12. Rải đều phân dưới hình chiếu tán lá xung quanh rạch bón phân đợt bón sau thu hoạch, tưới nước hoặc bón theo mưa, phân tan dần cây hấp thu tốt.
Đợt 2: Bón giữa mùa mưa (tháng 7 - 8)
Giai đoạn này quả cà phê tích lũy chất khô và hình thành hạt, nếu thiếu dinh dưỡng, sẽ dẫn đến tình trạng cây bị kiệt sức gây nên hiện tượng khô cành, khô quả. Vì vậy cần bón cho cà phê lượng phân cân đối, đầy đủ các loại dinh dưỡng nên sử dụng NPK 13:3:10; 12.8.12; lượng bón từ 1,5 - 2,0 kg/gốc, rải đều phân dưới hình chiếu tán cây từ mép bồn trở vào cách gốc 60 - 70cm, sau đó tưới nước hoặc bón theo mưa, bón sau mưa khi đất còn độ ẩm 80%.
Đợt 3: Bón cuối mùa mưa (tháng 9 - đầu tháng 10)
Giai đoạn này hạt bắt đầu thời kỳ chắc chín nên cần nhiều kali hơn, thời tiết cuối mùa mưa chuẩn bị vào mùa khô, sự vận chuyển dinh dưỡng từ các bộ phận của cây cũng chậm lại và sự hút dinh dưỡng từ đất cũng giảm, vì vậy đợt bón phân nên kết thúc cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch, nên dùng NPK; 13.3.13, 10:5:12,... lượng bón từ 1,0 - 1,5 kg/gốc, rải phân đều dưới hình chiếu tán cây, cách gốc 60 - 70 cm, tưới nước hoặc bón theo mưa.
Phân bón Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, trong đó có vai trò rất cần thiết của các chất trung và vi lượng giúp cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế các loại sâu bệnh như: rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, bênh gỉ sắt, đốm mắt cua. cà phê ra hoa đậu quả nhiều, chùm quả dày, quả đồng đều chín tập trung, năng suất cao, chất lượng tốt. Phân bón Văn Điển đã trở thành bạn đồng hành với bà con trồng cà phê Tây nguyên.