Đất Sơn La nói chung và đất trồng xoài, nhãn nói riêng thiếu nhiều loại dinh dưỡng mà chỉ có phân Văn Điển mới đáp ứng được. Việc sử dụng Phân bón Văn Điển đã giúp cây trồng nơi đây đạt năng suất rất cao.
Theo thống kê năm 2021 tỉnh Sơn La có khoảng 87.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra. Trong đó có 2 vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất là vùng nhãn sông Mã gần 7.000 ha và vùng xoài ngon nổi tiếng Yên Châu, Mai Sơn, Mường La diện tích hơn 2.900 ha.
Ông Nông Văn Đang xã Bảo Minh cho biết: "Gia đình tôi có 200 gốc nhãn giống Hưng Yên đang thời kỳ cho quả, ngay từ năm 2012 gia đình đã sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển để bón cho 200 cây nhãn trồng mới. Một năm bón 3 lần vào đầu mùa xuân, giữa hè và cuối thu, khi có mưa, năm thứ nhất bón 2kg/cây, năm thứ hai bón 2,5kg/cây, năm thứ 3 bón 3 kg/cây. Năm thứ 4 bắt đầu cho quả thì sử dụng loại phân đa yếu tố NPK 12.8.12 và đa yếu tố 12.12.17, một năm bón 4 đợt. Đất Bảo Minh chua, rất nghèo lân, kali, magie và vi lượng, đất dốc dễ rửa trôi, phân Văn Điển giàu lân, giàu vôi, giàu magie, hàm lượng kali, vi lượng nên nhãn khỏe, rất sai quả và mẫu quả đẹp, cho năng suất cao, chất lượng ngon".
Bà Tòng Thị Chinh ở xã Bảo Minh cho biết: "Xã Bảo Minh có hàng chục ha nhãn đặc sản giống Phố Hiến (PH-M99-1) Hưng Yên trên 8 năm tuổi, từ ngày trồng đến nay, bà con các dân tộc nơi đây hoàn toàn dùng phân bón Văn Điển gồm phân lân và đa yếu tố NPK, cây khỏe, lá dày, vỏ cây, cành nhẵn, chịu hạn rất tốt, đặc biệt ít các loại sâu bệnh, đậu quả cao, ít rụng non, quả đồng đều, mẫu mã đẹp, năng suất cao, chất lượng ngon dễ tiêu thụ.
Gia đình tôi có 2 sào, năm nào cũng cho hàng tấn quả, đồng đất ở Bảo Minh tuy tơi xốp, dày đất nhưng là đất sỏi cơm, chua thiết vôi, nghèo lân, kali, magie, vi lượng, nếu bón phân khác cây đói ăn, lá mỏng, yếu, sâu bệnh phát triển năng suất tháp, chất lượng giảm".
Còn ở xã Hưng Lộc (Chiềng Khương) ông Hoàng Công Tịnh hội nông dân xã cho biết: "Cây nhãn Hưng Lộc khởi sắc từ ngày các nhà vườn biết cách dùng phân bón Văn Điển, trước đây bà con chưa tiếp cận được phân bón Văn Điển còn dùng phổ biến phân đơn như đạm, supe lân, kali,… và một số loại phân tổng hợp NPK khác, cây xanh đen, lá mỏng, thân phát sinh nhiều mắt cua, bệnh muội đen phát triển, ít hoa, đậu quả thấp, quả bé, rụng non, nứt nhiều, năng suất thấp, chất lượng không cao, rất khó tiêu thụ.
Năm 2012, Hội nông dân xã đưa về mô hình bón phân Văn Điển, sau vụ nhãn đầu thắng lợi, quả to, mọng, năng suất vượt trội 1,6 lần so đối chứng đặc biệt cùi quả rất ngọt thơm, bán chạy được giá bà con phấn khởi, nhiều gia đình trồng nhãn trong xã cũng áp dụng theo.
Đất Hưng Lộc trồng nhãn chủ yếu đất đồi dốc rửa trôi mạnh, bón phân Văn Điển ít rửa trôi đặc biệt phân lân nằm lại trong đất cung cấp từ từ nhiều loại dinh dưỡng như chất vôi, khử chua điều chỉnh pH thích hợp cho nhãn từ 5,0-6,5 (thực trạng đất khi chưa bón lân pH < 4,50), cung cấp magie (MgO) tăng diệp lục, tăng quang hợp ánh sáng để cây cho năng suất, chất lượng quả, cung cấp chất silic (SiO2) giúp cho lá hình thành lớp cutin hạn chế mất nước chống hạn tốt cho cây đồng thời còn cung cấp 6 loại vi lượng bổ xung cho cây trồng khỏe.
Ở Chiềng Khương hơn 1000 ha nhãn, trong đó hơn 700 ha hầu hết sử dụng phân bón Văn Điển mang lại hiệu quả kinh tế cao". Còn ở vùng chuyên canh xoài nổi tiếng Yên Châu, Mai Sơn, Mường La: Ông Hoàng Văn Bình, bản Lắc Kén, xã Tú Nang, huyện Yên Châu cho biết: "Gia đình tôi có 1,2 ha giống Xoài Đài Loan từ khi tham gia HTX, được tập huấn chăm sóc sử dụng phân bón Văn Điển khép kín gồm phân lân và đa yếu tố NPK Văn Điển, năm nào cũng cho năng suất từ 15 - 18 tấn quả xuất khẩu, chất lượng ngon, ngọt đậm, phân bón Văn Điển rất tuyệt vời với cây xoài Tú Nang".
Ở xã Sặp Vạt nơi có diện tích xoài lớn của huyện, ông Phạm Công Vinh cho biết: "Cây xoài Sặp Vạt thực sự đổi đời là từ khi áp dụng quy trình chăm bón khoa học, sử dụng phân bón Văn Điển áp dụng tiêu chuẩn VietGAP xuất khẩu. Từ khi sử dụng phân bón Văn Điển đã tạo bước nhảy vọt về năng suất, chất lượng cho cây xoài. Gia đình tôi canh tác gần 2 ha xoài trồng 2 quả đồi xoài đã 12 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, 6 năm qua hoàn toàn sử dụng phân Văn Điển, năm vừa qua thu 25 tấn quả.
Ở huyện Mường La có hơn 1.900 ha, trong đó có gần 1.200 ha xoài thời kỳ cho quả, giống xoài ở đây chủ yếu là giống Đài Loan, Thái, Úc… từ thực tiễn về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu các nhà vườn đã tìm hiểu tiếp cận nhiều loại phân bón cho xoài, nhưng chỉ khi thành công trong việc sử dụng phân bón Văn Điển trong quy trình canh tác cây xoài thì bà con nông dân nơi đây mới thực sự yên tâm.
Ông Trịnh Văn Lợi xã Mường Bú chia sẻ: "Cây xoài phát triển mạnh chủ yếu ở 7 xã: Mường Bú, Tạ Bú, Thị trấn Ít Ong, Pi Tong, Chiềng Hoa, Mường Chùm, Nặm Păm… hầu h ết xoài được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phân bón Văn Điển, xoài khỏe, rất ít sâu bệnh, sai quả, tốt bền, trọng lượng bình quân quả 0,8- 1,5kg (giống Đài Loan GL4).
Tại Mường Bú có trên 50 ha xoài, từ nhiều năm nay các nhà vườn tiếp cận phân bón Văn Điển thâm canh xoài đạt hiệu quả kinh tế cao. Gia đình tôi có 0,6ha xoài 7 năm tuổi hoàn toàn sử dụng phân lân và đa yếu tố NPK Văn Điển, năm nào xoài cũng được mùa, chất lượng cao, xuất khẩu 100%, bà con các dân tộc xã Mường Bú rất ưa chuộng phân Văn Điển".
Tìm hiểu thêm nhu cầu của bà con nông dân trao đổi với nhà cung cấp đại lý phân bón Văn Điển tại Sơn La, ông Nguyễn Đức Tuấn, chủ doanh nghiệp vật tư nông nghiệp, địa chỉ tổ 6, phường Chiêng Sinh Thành phố Sơn La cho biết: "Chúng tôi cung ứng nhiều loại phân bón trên địa bàn nhưng bà con trồng nhãn, xoài và chè đặc biệt ưa chuộng phân bón Văn Điển, phân Văn Điển là phân đa yếu tố đầy đủ 16 loại chất dinh dưỡng so với các loại phân khác cao gấp nhiều lần.
Đất Sơn La nói chung và đất trồng xoài, nhãn nói riêng thiếu nhiều loại dinh dưỡng mà chỉ có phân Văn Điển mới đáp ứng được. Việc sử dụng Phân bón Văn Điển đã giúp cây trồng nơi đây đạt năng suất rất cao.
Mỗi năm doanh nghiệp cung ứng nhiều ngàn tấn phân lân và đa yếu tố NPK Văn Điển chất lượng cao cho bà con các dân tộc trồng xoài ở Yên Châu, trồng nhãn ở Sông Mã góp phần đưa năng suất, chất lượng cây nhãn, cây xoài, có thương hiệu đặc sản xuất khẩu của tỉnh Sơn La.