"/>
Một số nhà máy phân đạm chưa vận hành đúng kế hoạch dẫn tới thiếu hàng, tăng giá cục bộ ở một số địa phương đã xảy ra trong thời gian qua. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ ổn định nhờ nguồn cung được tăng cường.
Diễn biến bất thường
Theo Hiệp hội Phân bón Việt
Theo Bộ Công Thương, thời điểm cuối quý I năm nay, lượng phân bón tồn kho tăng hơn 55% so với cùng kỳ do các nhà máy trong nước đẩy mạnh sản xuất và nhiều đơn vị nhập khẩu lượng lớn phân bón.
Nhưng sau đó, thị trường diễn biến ngược lại khi đồng bằng sông Cửu Long bước vào vụ hè thu, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên vào vụ chăm sóc cây cà phê và cao su, lập tức đẩy tiêu thụ phân bón tăng mạnh. Ngoài ra, mùa mưa tại miền
Trong khi đó, các nhà máy sản xuất phân đạm đã không đi vào hoạt động theo kế hoạch như Nhà máy Đạm Cà Mau và Nhà máy Đạm Ninh Bình. Đây là nguyên nhân đẩy giá phân đạm tăng cao thời gian qua.
Ông Nguyễn Hạc Thúy- Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt
Từ đầu năm đến nay, giá phân bón trên thị trường thế giới tăng giá do những nước sản xuất lớn như: Ấn Độ, Trung Quốc cũng vào vụ sản xuất cây lương thực. Giá nhập khẩu phân urê trong tháng 6 đã tăng lên 461 USD/tấn từ mức 300 USD/tấn của cùng kỳ năm 2011. Do đó, giá urê ở các tỉnh phía Nam tăng 70.000 đến 80.000 đồng một bao 50 kg so với đầu năm.
Lấy lại cân bằng
Trong thời gian tới, thị trường phân bón có thể cân bằng trở lại nhờ sản xuất trong nước tăng. Ông Nguyễn Hạc Thúy cho biết, phân bón các loại sản xuất trong nước tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, tháng 6/2012, phân đạm đạt 734,3 nghìn tấn, tăng 59,7% so với cùng kỳ; phân NPK do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sản xuất đạt 886,784 nghìn tấn, phân lân đạt 919,954 nghìn tấn, phân DAP đạt 129,762 nghìn tấn.
Cộng với việc các nhà máy chậm tiến độ là Nhà máy đạm Cà Mau và Nhà máy đạm Ninh Bình sắp đưa ra sản phẩm thương mại sẽ đảm bảo đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn cảnh báo, khi cả nước vào vụ đông xuân, nhu cầu phân bón sẽ tăng, thị trường có thể biến động bởi Ấn Độ, Trung Quốc được dự báo sẽ tăng giá xuất khẩu và một số nước không khuyến khích xuất khẩu.
Để giải quyết bài toán cung cầu và góp phần hạ nhiệt thị trường phân bón trong nước, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) - đơn vị chiếm tới 60% thị phần đạm và chịu trách nhiệm bình ổn thị trường - đẩy mạnh sản xuất, vận chuyển hàng về các kho đầu mối, kho trung chuyển, gửi kho đại lý trước cao điểm mùa vụ.
Để giải quyết bài toán cung cầu và góp phần hạ nhiệt thị trường phân bón trong nước, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các nhà máy sản xuất liên tục để ổn định và bảo đảm nguồn cung.