Thị trường trong nước thời gian nửa đầu tháng 01/2012 không có nhiều biến chuyển. Giá cả các loại phân bón nhìn chung ở mức ổn định thấp. Lượng hàng tiêu thụ chậm do nhu cầu tiêu thụ hiện không có. Giá các loại phân bón ở các vùng cụ thể như sau :
Tại Lào Cai : Giá các loại không có nhiều thay đổi, lượng hàng nhập về giảm nhẹ so với cùng kỳ tháng trước. Giá các loại phân bón cụ thể như sau :
- DAP : 3.600 CNY
- MAP : 3500 CNY
- Urea : 2.600 CNY
- SA Trung Quốc : 1.500 CNY
- NPK : 5000 CNY
Lượng hàng tồn trên địa bàn Lào Cai cụ thể như sau :
- Phân bón SA mịn còn khoảng 7.800 tấn
- Phân bón UREA tiếng Anh và tiếng Trung bao trắng hoặc vàng còn khoảng 7.400 tấn
- Phân bón DAP (18-46) còn khoảng 8.800 tấn.
- Phân MAP còn khoảng 3.500 tấn
- Lân Lào Cai : 2.550 đ/kg
Tại Hải Phòng : Hiện nay ở miền Bắc đã vào vụ Đông và ở miền Nam cũng đã vào vụ Đông Xuân nhưng nhu cầu sử dụng phân bón rất ít, giá hàng vẫn có xu hướng yếu đi do lượng hàng tồn kho còn rất lớn và các doanh nghiệp bị áp lực bán hàng ra để thu hồi vốn, thêm vào đó là lượng hàng của các hợp đồng xuất khẩu bị phía đối tác nước ngoài từ chối nhận hiện đang được chuyển vào miền Nam để tiêu thụ làm cho nguồn cung tăng lên. Dự kiến trong thời gian tới nhu cầu phân bón của thị trường trong nước không nhiều và giá của các mặt hàng phân bón nói chung vẫn có xu hướng giảm.
Lượng hàng tồn kho tại khu vực Hải Phòng
-Urea : 20.000 tấn
-Kali : 6.000 tấn
Giá tham khảo của một số mặt hàng
-Phân Urea
+ Trung Quốc : 8.800 – 8.900đ/kg
+ Phú Mỹ : 10.400 - 10.500đ/kg
-Phân Kali
+ CIS : 11.750 - 11.800đ/kg
+ Israel : 11.650 - 11.700đ/kg
- Lân Lào Cai : 2.800 đ/kg
Tại Đà Nẵng : Lượng hàng tiêu thụ ở mức chậm, giá các mặt hàng hiện đang ở mức ổn định, giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ không nhiều. Giá một số loại phân bón cụ thể như sau:
- NPK Phi 11300;
- Kaly Nga 11850;
- Urea Phú mỹ : 10150;
- Urea TQ tiếng Anh 9500;
- Urea TQ chữ tàu 9300.
- Lân Lào Cai 3.000 đ/kg
Tại Quy Nhơn :Những ngày cuối tháng 12 thời tiết tại khu vực Tây Nguyên mưa nhiều làm ảnh hưởng đến thu hoạch nông sản của bà con nông dân, từ đó gây chậm chễ cho mùa vụ tiếp theo. Mặt khác giá một số mặt hàng phân bón trên thị trường thế giới có xu hướng giảm mạnh dẫn đến giá một số mặt hàng phân bón trong nước cũng theo đà giảm theo, bên cạnh đó do mùa vụ chậm lại cộng với tâm lý e ngại giá phân bón còn có thể tiếp tục giảm nữa nên các đại lý và người tiêu dùng không dám mua hàng để dự trữ do vậy lượng hàng bán ra tại thời điểm này là không nhiều.
Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra tại thị trường Quy Nhơn:
-Phân Urea:
+ Indo: 9.600 - 9.700 đ/kg
+ Phú Mỹ: 9.800 - 10.00 đ/kg
+ Trung Quốc : 9.300 - 9.400 đ/kg
+ Hà Bắc : 9.600 - 9.700 đ/kg
-Phân Kaly:
+ CIS(bột) : 11.600 - 11.650 đ/kg
+ CIS(mảnh) : 12.600 - 12.650 đ/kg
-Phân SA:
+ Nhật : 6.050 - 6.150 đ/kg
+ Nga : 5.800 – 5.900 đ/kg
+ Korea : 6.000 - 6.050 đ/kg
- NPK Phi : 11.250 - 11.300 đ/kg
- Lân Lâm Thao : 3.000 - 3.100 đ/kg
- Lân Văn Điển : 2.800 - 2.900 đ/kg
- Lân Lào Cai : 2.900 - 3.000 đ/kg
Tại TP.HCM : Thị trường phân bón cuối năm 2011 vẫn rất chậm. Giá cả không biến động xoay quanh mức giá nửa đầu tháng 12. Mặc dù đã bắt đầu vào vụ Đông Xuân 2011- 2012 nhưng do phù sa trong lũ năm nay nhiều, giá cả Quốc tế giảm, mặt khác các đại lý ở tỉnh trước vụ có trữ hàng nên khi vào vụ họ cần thời gian tiêu thụ hàng của họ tại các địa phương trước sau đó mới nhận hàng mới nên nhìn chung nhu cầu từ đầu mối thành phố HCM rất ít. Giá cả cụ thể các loại hàng hóa như sau:
- Kali C.I.S bột : 11.600 đ/kg
- Kali C.I.S Mảnh: 12.550 đ/kg
Kali Canada và isarel cũng có giá tương ứng
- UREA TQ chữ tàu: 9.250- 9.300/kg
- UREA TQ hạt đục: 9.900 – 10.000 đ/kg
- D.A.P TQ nâu: 13.300 đ/kg
- D.A.P TQ xanh 64: 14.100 đ/kg
- D.A.P TQ xanh 60: 13.600 đ/kg
- S.A TQ trắng: 5.600 đ/kg
- S.A Nhật trắng: 6.200- 6.300 đ/kg
- S.A Đ.Loan Trắng hạt lớn: 6.600đ/kg
- Supe Lân Lào Cai : 3.100 đ/kg
Nhìn chung nửa tháng cuối năm vừa qua hàng hóa bán ra rất ít. Chủ yếu bán lẻ không có đơn vị nào mua vào với khối lượng lớn, các nhà máy sản xuất cũng chỉ mua đủ nhu cầu sử dụng không mua dự trữ. Do đó cũng không có đột biến gì về giá cả cũng như khối lượng.
Thị trường phân bón trong nước thời gian qua tiêu thụ chậm, giá cả không cao. Lượng hàng tiêu thụ cũng như giá cả các loại phân bón nhìn chung ở mức thấp và chậm, ngoài các nguyên nhân nêu trên còn có nguyên nhân là hàng nông sản, kể cả lúa gạo bán ra chậm, giá cả không tốt và ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát. Giá các loại phân bón trên thế giới vẫn đang trong quá trình điều chỉnh nên các nhà nhập khẩu vẫn đang thận trọng với lượng hàng nhập về. Thời gian tới giá phân bón trong nước sẽ còn phụ thuộc vào tình hình mùa vụ, chính sách ngân hàng, giá cả nông sản và thị trường phân bón Quốc tế.