, Vinacomin, EVN, VNPT, Viettel, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Sau khi Chính phủ có quyết định dừng thí điểm 2 tập đoàn trực thuộc ngành xây dựng và có hướng tái sắp xếp các tập đoàn hiện tại xuống còn 5-7 tập đoàn chủ lực, mang ý nghĩa xương sống của nền kinh tế thì nhiều chuyên gia đã nhận định và đưa ra 7 cái tên được Chính phủ kỳ vọng thời gian tới có thể là
Như vậy, sau khi "hạ cấp" Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD). Hai tập đoàn sẽ rút tên trong danh sách này thời gian tới có thể là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sau khi hoàn tất cổ phần hoá trước năm 2015 theo kế hoạch và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đã lâm vào tình trạng phá sản và đang thực hiện tái cơ cấu theo kết luận.
Theo đó danh sách tập đoàn kinh tế do Nhà nước nắm giữ 100% vốn nhiều khả năng sẽ bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (
Dừng thí điểm mô hình tập đoàn tại một số đơn vị là việc làm cần thiết trong quá trình tái cơ cấu các DNNN. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người băn khoăn là tiêu chí nào để lựa chọn giữ lại hay không giữ lại các tập đoàn nhà nước trong số 12 tập đoàn đã được Chính phủ thành lập thí điểm.
Ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho rằng, hai nguyên tắc chính được cân nhắc chính là: Tập đoàn phải đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập, chi phối được lĩnh vực kinh doanh chính mà tập đoàn đó nắm giữ. Hai là, tập đoàn nào đáp ứng được yêu cầu quản trị tốt, thay vì sự lắp ghép cơ học các đơn vị, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn của ngành đề ra.
Như vậy, nếu không tính Vinashin, sau sự hạ cấp của VNIC và HUD thì 7/9 tập đoàn được nêu trên dường như đáp ứng được những kỳ vọng đầu tầu nền kinh tế trong thời gian tới...