Hiện tại, DN sản xuất phân bón vẫn phải đóng thuế đầu vào mà không được khấu trừ đầu ra nhưng khi được giảm thuế về 0%, giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống.
Việc áp thuế tự vệ không chỉ tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp phân bón NPK mà còn góp phần làm tăng giá phân bón, thêm gánh nặng cho người nông dân trong thời gian qua. Tuy nhiên, xét về lợi ích lâu dài, việc áp thuế tự vệ lại mang một ý nghĩa nhất định.
Bởi nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ phải phá sản, nguồn cung cấp phân bón sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn và nhập khẩu và sẽ khó quản lý về giá.
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, việc làm tăng giá thành sản xuất và tăng giá phân bón do áp thuế tự vệ sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Bởi năm 2017, Bộ Tài chính khi báo cáo định hướng sửa đổi Luật Thuế GTGT đã đề xuất chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế VAT sang chịu thuế 0%. Bởi hiện tại doanh nghiệp phân bón mới được miễn thuế VAT, chứ không được giảm thuế xuống 0% nên vẫn phải đóng thuế đầu vào mà không được khấu trừ đầu ra, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao.
Dự kiến, nếu giảm thuế xuống 0%, các doanh nghiệp phân bón trong nước sẽ tiết kiệm mỗi năm được khoảng gần 3.000 tỷ đồng, giúp tạo sức cạnh tranh về giá đối với hàng nhập khẩu.
Nguồn: vtv.vn