Ước tính lượng bã thải gyps đến cuối năm 2022 khoảng 12,7 triệu tấn; trong đó, Nhà máy DAP Đình Vũ tại Hải Phòng tồn trữ 3,5 triệu tấn; Nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai 2,6 triệu tấn; Nhà máy DAP Đức Giang – tại Lào Cai khoảng 6 triệu tấn....
Theo báo cáo được công bố tại hội thảo Khoa học “Giải pháp xử lý, tiêu thụ bã gyps tại Nhà máy sản xuất phân bón DAP - Vinachem, KCN Đình Vũ, Hải Phòng” do Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) và Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng vừa phối hợp tổ chức, tổng lượng bã gyps đang thải ra hàng năm từ Nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt phát (DAP) - Đình Vũ (Công ty Cổ phần DAP-Vinachem) tại Khu công nghiệp Đình Vũ lên tới khoảng 350.000 tấn - 450.000 tấn.
Hiện đã có một số dự án sản xuất thạch cao PG như của Công ty CP Thạch cao Đình Vũ sử dụng nguyên liệu từ bã gyps nêu trên. Tuy nhiên, lượng chất thải gyps được xử lý, tiêu thụ một phần, chủ yếu là lượng chất thải phát sinh hằng ngày, chưa xử lý được bãi thải tồn đọng (khoảng 3,5 triệu tấn).
Ước tính lượng tồn trữ bã thải thạch cao đến cuối năm 2022 khoảng 12,7 triệu tấn; trong đó, Nhà máy DAP Đình Vũ tại Hải Phòng tồn trữ 4,45 triệu tấn; Nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai tồn trữ 2,6 triệu tấn; Nhà máy DAP Đức Giang – tại Lào Cai tồn trữ khoảng 6 triệu tấn. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh xử lý, tiêu thụ bã thải Gyps đang là vấn đề cấp bách.
Việc xử lý đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn, bao gồm cả việc chưa có những tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật để ứng dụng các sản phẩm làm vật liệu xây dựng và ứng dụng vào các công trình xây dựng.
Do đó, việc tìm kiếm giải pháp để xử lý đối với lượng phát thải gyps từ nhà máy sản xuất phân bón nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề về môi trường của thành phố; tạo ra nguồn vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố; đồng thời tạo ra hướng ra cho Công ty Cổ phần DAP-Vinachem tiếp tục đầu tư, phát triển, bảo đảm các yêu cầu về sản xuất phân bón, an ninh lương thực, ổn định sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người lao động.
Theo Vụ Vật liệu xây dựng, tốc độ tiêu thụ sản phẩm bã thải gyps còn chậm do các nhà máy sản xuất xi măng, sử dụng nhiều nhất là 30% tổng lượng thạch cao trong xi măng, 70% còn lại vẫn là thạch cao tự nhiên.
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ứng dụng của bã thạch cao cũng như các phương pháp xử lý để sử dụng một cách hiệu quả, mà mới chỉ có một số hướng nghiên cứu sử dụng bã thải thạch cao để làm nền đường nhưng vẫn chưa có các chủ đầu tư sẵn sàng ứng dụng cho các dự án giao thông.
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay đang triển khai rất nhiều dự án lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lấn biển để tạo mặt bằng thu hút các nhà đầu tư vào thành phố, dẫn đến nhu cầu rất lớn về vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp.
Tuy nhiên, việc dùng bã gyps để san nền cũng chưa được triển khai.
Trong thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan, cũng đã có một số viện nghiên cứu, trường đại học, cá nhân, doanh nghiệp đã thực hiện các nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu để sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng như các nghiên cứu của Trường Đại học Xây dựng, Đại học Hàng hải, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng, Công ty Abe Iron Work (Nhật Bản)…
Do đó, việc tìm kiếm giải pháp để xử lý đối với lượng phát thải gyps từ nhà máy sản xuất phân bón nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề về môi trường của thành phố; tạo ra nguồn vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố; đồng thời tạo ra hướng ra cho Công ty Cổ phần DAP-Vinachem tiếp tục đầu tư, phát triển, đảm bảo các yêu cầu về sản xuất phân bón, an ninh lương thực, ổn định sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người lao động.