"/>
Những khó khăn của ngành điện lại một lần nữa được đề cập tại diễn đàn “Năng lượng và dầu khí: Đầu tư và phát triển bền vững” diễn ra mới đây. Ngành điện sẽ thiếu than, thiếu khí... trong tương lai gần. Đây là tiền đề cho việc điều chỉnh giá điện trong thời gian tới.
Thiếu nhiên liệu sản xuất điện
Khi câu chuyện các nhà máy điện chưa có vốn để hoàn thành, không kêu gọi được các nhà đầu tư do giá thấp đã trở nên quá quen thuộc thì ngành điện lại phải đương đầu với nhiều khó khăn mới. Đó là tình trạng thiếu nhiên liệu cho sản xuất điện. Thủy điện phập phù theo thời tiết, nhiệt điện than và khí đứng trước nguy cơ không có nhiên liệu. Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VAE) chia sẻ: “Ngành than đang gặp khó khăn”. Năm 2012, sản lượng than khai thác đạt khoảng 4 triệu tấn. Nhưng trừ hai mỏ Na Dương và Thạch Hoàng thì than lộ thiên đã hết, khai thác than sâu sẽ phải đầu tư tốn kém. Theo quy hoạch điện VII, đến năm 2020, ngành điện sẽ có thêm 75.000 MW, trong đó có 56.000 MW điện than. Muốn vậy, ngành than phải cung cấp cho Tập đoàn Điện lực Việt
Trong khi đó, nguồn khí để cung cấp cho điện cũng đứng trước nguy cơ phải nhập khẩu. Dự kiến đến năm 2020, các nhà máy điện phải tính tới phương án nhập khí hóa học để làm nguyên liệu hoạt động. Khó khăn đã lộ rõ trước mắt khi ngay trong mùa khô năm 2013 này, lượng điện thiếu hụt sẽ là 2,4 tỷ kWh, đặc biệt là ở khu vực miền
Tăng giá điện là giải pháp?
Trước hàng loạt khó khăn được liệt kê, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là tiền đề cho đợt tăng giá mới của ngành điện vì biến động giá nhiên liệu đầu vào sản xuất là yếu tố quan trọng tác động tới việc điều chỉnh giá điện. “Kể cả thủy điện có thuận lợi thì giá điện vẫn có xu hướng được điều chỉnh tăng vì những khó khăn của ngành này đã được nhắc tới từ lâu nhưng chưa được giải quyết. Huống hồ thủy điện đứng trước nguy cơ thiếu nước, nguồn điện than, điện khí lại được cảnh báo thiếu nguyên liệu và phải nhập khẩu”- một chuyên gia kinh tế phân tích.
Theo ông Trần Viết Ngãi, giá điện, than, khí của Việt
Không đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận xét, nếu so sánh với mức sống của người dân Việt Nam với nhiều nước thì giá điện bình quân các hộ gia đình phải trả tại Việt Nam không hề thấp và việc điều hành giá điện phải hợp lý, có tăng có giảm. Ủng hộ việc điều hành giá điện một cách hợp lý, chuyên gia kinh tế khác lại nhấn mạnh: “Giá điện cần phải được xem xét trên tổng thể nền kinh tế, đời sống của cả xã hội, không phải cứ nói thấp một cách thiếu căn cứ là tăng lên”.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, doanh nghiệp muốn tăng giá để có vốn đầu tư là không hợp lý, bởi nếu vậy thì ngành nào cũng đòi hỏi tương tự. Trong khi thực tế, doanh nghiệp cần phải dùng vốn tự có, vốn tích lũy từ tiết kiệm hoặc vay ngân hàng. Các chuyên gia kinh tế đặt vấn đề, giá điện bình quân 6 cent/kWh hay được nhắc tới hiện nay có thể chỉ là giá điện bình quân cho 50kWh đầu tiên, bậc thang thấp nhất trong bảng giá điện hiện hành. Thực tế, rất ít hộ gia đình tiêu thụ điện dừng lại ở 50kWh nên giá điện bình quân sẽ không phải ở 6 cent/kWh.
Ông Trần Viết Ngãi cảnh báo: “Ngành điện tăng giá thêm 5% (từ 200-500 đồng/kWh) thì nhân dân kêu; Ngành than tăng giá thì nhân dân lại bức xúc vì than múc từ dưới đất lên bán mà ngành than kêu lỗ. Nhưng nếu giá năng lượng không được điều chỉnh thì ngành năng lượng khó phát triển bền vững và khó đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.