Hãng nghiên cứu Precedence Research dự báo, quy mô thị trường phân bón toàn cầu đạt 201,1 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ cán mốc 271,6 tỷ USD vào năm 2030.
Theo các chuyên gia phân tích, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,4% từ năm 2022 đến năm 2030, có thể thấy thị trường phân bón thế giới ngày một mở rộng.
Ước tính, quy mô thị trường phân bón toàn cầu năm 2022 nhiều biến động sẽ đạt 207,93 tỷ USD. Cùng với sự gia tăng nhu cầu của ngành nông nghiệp thế giới đang được thúc đẩy bởi dân số ngày càng tăng lên. Theo con số mới nhất của Liên Hợp quốc, đến năm 2050 dân số thế giới sẽ vượt mốc 9 tỷ người.
Hơn nữa, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) dự đoán rằng vào năm 2050, hơn 70% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố. Vì thiếu đất canh tác trên khắp thế giới, nông dân đang bị buộc phải sử dụng thêm nhiều phân bón để tăng sản lượng nông nghiệp. Do đó, thị trường phân bón trên quy mô toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh cùng với sự gia tăng của ngành nông nghiệp và trồng trọt...
Châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ là phân khúc thị trường phân bón lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục thống lĩnh thị trường phân bón khu vực.
Về sản xuất lúa gạo, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng là khu vực chiếm số nông dân trồng lúa đông đảo nhất. Trong giai đoạn canh tác, cây lúa rất cần đạm. Thống kê trong năm 2017, sản xuất lúa gạo chiếm 36% tổng lượng tiêu thụ phân bón của châu Á, trong đó Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, còn Ấn Độ đã xuất khẩu gạo đạt trị giá hơn 4 tỷ USD vào năm 2020. Cọ dầu là loại cây trồng tiêu thụ phân bón lớn thứ hai châu Á, chiếm 17% tổng lượng phân bón sử dụng và 50% nhu cầu kali.
Nhiều năm qua, châu Âu vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất về thị trường phân bón. Sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ hiện đang thúc đẩy sự mở rộng thị trường phân bón ở châu lục này. Hơn nữa, thu nhập khả dụng tăng cùng với sự phát triển của công nghệ đang đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tiêu thụ phân bón của châu Âu phát triển hơn nữa.
Nhằm tái thiết hiệu quả nền nông nghiệp theo hướng bền vững, xu hướng tăng sử dụng phân bón hữu cơ, chất thải thực vật tự nhiên, vi sinh vật, phân ủ và phân động vật... Những loại phân bón này vừa bền vững, vừa tăng cường cấu trúc của đất, đồng thời thúc đẩy khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng. Do đó, sự gia tăng nhu cầu về phân bón hữu cơ đang thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường phân bón trên toàn thế giới trong giai đoạn dự báo.
Các loại phân bón hiệu quả cao đang giúp cây trồng phát triển một cách hiệu quả và ấn tượng hơn do sự ra đời của các hợp chất tự nhiên mới và công nghệ phủ polyme chi phí thấp. Việc sử dụng phân bón hiệu quả cao dự báo sẽ tiếp tục tăng lên khiến sự tăng trưởng ngành nông nghiệp ngày một tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực cây công nghiệp nên sẽ tạo ra cơ hội sinh lợi cho sự phát triển của thị trường phân bón toàn cầu.
Tuy nhiên thách thức lớn nhất đối với sự tăng trưởng của thị trường phân bón toàn cầu là chi phí sản xuất và quản lý cao. Cụ thể là các loại phân bón dạng lỏng có thể hòa tan trong nước sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản. Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống lưu trữ thông minh cũng đòi hỏi chi phí và vốn đầu tư cao.
Xét về tổng thể, phân bón khô vẫn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường phân bón toàn cầu. Ưu điểm quan trọng nhất của phân bón khô là nó thẩm thấu chậm trong đất và thường được sử dụng trên phạm vi rộng.
Dự báo, phân khúc hữu cơ sẽ chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường phân bón toàn cầu do uuw thế chứa các nguồn khoáng có trong tự nhiên và bao gồm một lượng hợp lý dinh dưỡng thực vật. Đặc biệt nó còn có thể đối phó với các vấn đề do phân bón tổng hợp gây ra, như vừa làm giàu chất dinh dưỡng cho đất trong khi vẫn duy trì các đặc tính dinh dưỡng cho sự phát triển của cây trồng.