Việc giãn, hoãn các hợp đồng của thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp sản xuất DAP là hoàn toàn chủ động, linh hoạt.
Giá phân bón DAP nhập khẩu tăng tới 49% trong khi giá DAP trong nước chỉ tăng khoảng 10%, đặc biệt xuất hiện tình trạng tăng giá đột biến, cục bộ tại một số vùng sản xuất nông nghiệp. Liệu có hay không tình trạng khan hiếm nguồn cung? Đề xuất tạm ngừng xuất khẩu phân bón DAP có giúp bình ổn giá phân bón trong nước?
Trước tình hình trên, gần đây nhất, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có đề xuất tới các doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng tối đa công suất sản xuất phân bón, và tạm ngừng, hoãn xuất khẩu để tăng nguồn cung trong nước. Vậy dựa trên những cơ sở nào đề cục bảo vệ thực vật đưa ra đề xuất trên, liệu có khả thi với các doanh nghiệp
Đề xuất tạm ngừng xuất khẩu phân bón liệu có khả thi?
Hiện cả nước có 3 nhà máy sản xuất DAP với tổng công suất trên 780 nghìn tấn/năm, trong khi nhu cầu sử dụng trong nước vào khoảng 1 triệu tấn. Dựa vào con số trên thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sản xuất tới đâu, tiêu thụ hết trong nước tới đó. Tuy nhiên, hàng năm các doanh nghiệp vẫn xuất khẩu tới 40% sản lượng DAP. Đây là một cơ sở quan trọng để Cục bảo vệ thực vật đề nghị các doanh nghiệp trong nước tạm ngừng, hoặc hoãn thị phần xuất khẩu của họ để dành cho nội địa.
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – cho biết: "Riêng việc ngừng này chúng tôi đã có cuộc họp với doanh nghiệp sản xuất DAP để thống nhất trong bố cảnh hiện nay vì giá thế giới phải hài hòa lợi ích, không vì lợi ích mà xuất khẩu giá cao hơn, giúp cơ quan lý nhà nước làm sao giá phân bón".
Thêm một căn cứ nữa là giá DAP trong nước có tốc độ tăng giá không bằng DAP nhập khẩu nên ưu tiên dùng hàng trong nước cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, cũng theo ông Hoàng Trung, việc tăng giá phân bón thời gian trên phần nhiều do tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng, chứ không có chuyện khan hiếm nguồn cung trong nước.
Đại diện Cục Bảo vệ thực vật cũng khẳng định thêm, việc giãn, hoãn các hợp đồng của thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là hoàn toàn chủ động, linh hoạt. Về lâu dài doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều tiết trở lại khi thị trường trong nước ổn định, đảm bảo lợi ích và theo nhu cầu của thị trường. chúng tôi đã ghi tại một số doanh nghiệp trước đề xuất trên.
Doanh nghiệp phân bón ưu tiên thị trường trong nước
Theo lãnh đạo của Tập đoàn Hóa Chất nơi có 2 trong 3 doanh nghiệp sản xuất DAP của cả nước, họ cũng khẳng định, hiện đang cho các dây truyền chạy hết công suất sản xuất DAP để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Mỗi năm họ xuất khẩu khoảng 250.000 tấn, nhưng nay cũng sẵn sàng cung cấp cho trong nước nếu cần.
Còn với công ty CP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang, tuy có nhiều đơn đặt hàng từ Ấn Độ, Indonesia nhưng họ xác định toàn bộ sản lượng của năm nay đều dành cho thị trường trong nước
Ngoài việc tăng tối đa công suất, ngừng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng cần thông tin minh bạch về tình hình sản xuất, giá bán để các lực lượng chức năng có cơ sở ngăn chặn việc đầu cơ, tích trữ, găm hàng, đẩy giá bán lên cao.
Thời gian tới, để tiếp tục bình ổn giá phân bón trong nước, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTN sẽ giao các đơn vị phối hợp với các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra để phát hiện việc đầu cơ, tích trữ và bán phân bón giả; đồng thời có văn bản hướng dẫn các địa phương tăng cường sử dụng các loại phân bón khác để tăng hiệu quả, giảm chi phí.
Nguồn: Vtv.vn