"/>
Doanh nghiệp đang rất khó khăn, ông Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – nhận định: “Nếu chúng ta cứ thay đổi chính sách hàng tháng, hàng quý như hiện nay, doanh nghiệp (DN) rất khó làm ăn”.
Qua 25 năm đổi mới, DN tư nhân có bước phát triển nhanh chóng. Thưa ông, trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện những bước đầu tiên tái cơ cấu nền kinh tế, vai trò của khối DN tư nhân được nhìn nhận như thế nào?
Cách đây 25 năm, khu vực DN tư nhân rất nhỏ bé, chỉ khoảng 3.000 DN, đến hôm nay đã có 600.000 DN. Tuy nhiên, cũng như tất cả các nước, DN nhỏ và vừa là xương sống của nền kinh tế. Việt
Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt
Thực tế, sự tiếp cận của khu vực DN tư nhân với chính quyền trung ương, địa phương còn rất hạn chế. Theo ông, hiện đã có sự tương tác giữa các nhà hoạch định chính sách với DN hay chưa?
Chính quyền trung ương ra chính sách vĩ mô, còn chính quyền địa phương là nền tảng giúp DN phát triển. Chính quyền vùng nào hỗ trợ DN thì kinh tế vùng đó phát triển và DN cũng phát triển. Những chính quyền địa phương không hỗ trợ, gây khó dễ cho DN, thì kinh tế vùng đó sẽ chậm lại, DN cũng không phát triển được. Đó là quy luật chung của thế giới mà Việt
DN không có tài sản thế chấp, không vay được vốn cho thấy, sự can thiệp của chính quyền trung ương, địa phương còn khá mờ nhạt?
Hiện nay, DN nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ, chỉ nhìn vào lãi suất thôi, chúng ta đã thua. Hiện, nhiều nước trên thế giới cho DN vay vốn dài hạn chỉ 3%/năm để đầu tư vào sản xuất, nhưng ở ta, lãi suất cho vay là 15-20%. Thứ hai, DN không vay được vốn dài hạn. Nếu chỉ cho vay 1 - 2 năm, DN không thể đầu tư vào sản xuất lâu dài được, vì đầu tư máy móc để sản xuất hàng xuất khẩu hay tiêu dùng trong nước ít nhất phải từ 5-10 năm mới khấu hao được. Cho nên, với cơ chế tài chính như hiện nay, DN rất khó đầu tư vào sản xuất bền vững mà họ chỉ đi vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả trước mắt, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và phát triển của DN và nền kinh tế.
Liên kết, đối thoại giữa DN và chính quyền trung ương, chính quyền địa phương là kênh quan trọng để tạo chính sách, môi trường thông thoáng giúp DN phát triển. Tháo gỡ khó khăn cho các DN nhỏ và vừa hiện nay cần thực hiện những giải pháp đồng bộ. Một là, phải tạo ra cơ chế bảo lãnh vay vốn. Hai là, phải giảm thiểu thủ tục hành chính, việc này cấp địa phương làm được. Ba là, hỗ trợ DN trong sản xuất - kinh doanh như: đất đai, mặt bằng sản xuất, thuế, ưu đãi về vay vốn. Những chính sách này sẽ giúp DN phát triển trong thời gian tới.
Chính sách thông thoáng mới là điều kiện cần, nới rộng những quy định tiếp cận vốn mới đủ để khơi thông luồng vốn, từng bước giải quyết đầu ra cho DN?
Nếu chúng ta cứ thay đổi chính sách hàng tháng, hàng quý như hiện nay thì DN rất khó làm ăn. Chính sách phải đi vào cuộc sống bằng chính sự tham gia của DN, những chủ thể chịu sự tác động của chính sách, Vì vậy, khi xây dựng luật hay chính sách thì phải có đối thoại, có tiếng nói của DN. Thêm vào đó, cần có thời gian để DN có thể phản biện về sự đúng/chưa đúng của chính sách đó.
Xin cảm ơn ông!