Việc USD tăng giá nhẹ từ đầu tháng 8 đến nay và trung tuần tháng 8 có dấu hiện khan hiếm đã bắt đầu ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp."/>Việc USD tăng giá nhẹ từ đầu tháng 8 đến nay và trung tuần tháng 8 có dấu hiện khan hiếm đã bắt đầu ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp."/>
Việc USD tăng giá nhẹ từ đầu tháng 8 đến nay và trung tuần tháng 8 có dấu hiện khan hiếm đã bắt đầu ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp.
Nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, ngày 17/8/2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với USD áp dụng ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD. Biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Khảo sát trên thị trường, tỷ giá USD với VND tại các cửa hàng mua đổi ngoại tệ tại phố Hà Trung – Hà Nội sang 18/8 đã có lúc ở mức mau vào 19.450 đồng/USD bán ra 19.600 đ/USD. Mức này đã tăng cao nhất những ngày gần đây, mặc dù sự biến động những ngày qua đã “nóng” nhưng mỗi ngày chỉ tăng ở mức 20-30 đồng/USD.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước khẳng định, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định, cung cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng, tính thanh khoản ngoại tệ ở mức cao. Trong tuần các tổ chức tín dụng mua được lượng ngoại tệ ở mức lớn và nhiều tổ chức tín dụng tiếp tục bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên theo phản ánh của một số DN, từ trung tuần tháng 8gias USD tại một số ngân hàng đã tăng, thậm chí còn cao hơn giá USD trên thị trường tự do và hiện nay vẫn đứng ở mức cao. Dù với mức giá niêm yết trong mức quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng thực tế DN vẫn phải mua USD với giá cao hơn giá trần và thậm chí còn cao hơn cả giá của thị trường tự do. Các DN cũng phản ánh, từ đầu tuần này, một số Ngân hàng đã cho biết không có USD bán cho DN khi DN muốn giao dịch mua USD.
Giải thích về những diễn biến này, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, xu hướng đồng USD tăng giá trở lại có thể do nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động XNK vào cuối năm đang tăng lên. Hơn thế, sau thời kỳ DN vay USD, cộng với xu thế USD tăng giá và lãi suất USD tăng lên, nhiều DN đã không vay mà chuyển sang mua USD cho nhu cầu XNK cũng khiến USD tăng giá.
Ở một khía cạnh khác, theo Phó Tổng giám đốc phụ trách ngoại hối một NH cổ phần, nguyên nhân chủ yếu khiến giá USD tăng trong mấy ngày qua là do yếu tố tâm lý của người dân và DN. Đối với trường hợp các DN trót bán USD lấy VND dùng, sau đó vay USD tại NH để thanh toán XNK, nếu vay ngắn hạn từ quý I cũng đã tới thời điểm trả nợ sẽ phải mua lại USD dể trả nợ NH. Một số DN chưa đáo hạn, nhưng khi thấy tỉ giá tăng cũng muốn đi mua để trả trước hạn.
Dù USD tăng giá và không có để bán chỉ mới diễn biến ở một số NH chứ chưa ở mức một hiện tượng nhưng cũng đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và sản xuất của một số DN, đặc biệt là DN NK. Một DN chuyên NK hàng gia dụng, điện tử cho biết, tuần trước khi đến giao dịch mua USD tại một NH cổ phần, nhưng NH hiện tại không có USD để bán. Việc không có ngay USD để thanh toán cho đối tác ở nước ngoài đã làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như tiến độ nhập hàng của công ty. Ngoài ra, DN cũng phải tự chịu mức tiền chênh lệch khi vừa mua USD ngoài thị trường tự do sau đó lại bán lại NH rồi chính mình lại mua số USD đó. Như vậy, DN vừa mất tiền chênh lệch, nhưng vẫn chậm thời gian thanh toán tiền hàng.
Đây là một trường hợp DN NK hàng để kinh doanh. Với một số DN khác NK nguyên phụ liệu để sản xuất, tình hình giá USD tăng không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ nhập nguyên liệu mà còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Việc tăng giá USD làm giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất TĂCN và chế biến nông sản tăng và việc tăng giá thành sản phẩm là khó có thể vì thị trường đang chấp nhận giá cũ. Như vậy chỉ còn cách DN chịu giảm lợi nhuận và từ đó phúc lợi của cán bộ công nhân trong cong ty sẽ bị ảnh hưởng.
Để tháo gỡ vấn đề này cho DN, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo DN nên đa dạng loại tiền giao dịch để không bị phụ thuộc vào USD. Nên chăng các DN cần thay đổi cách thức làm cũ để chủ động hơn trong kế hoạch kinh doanh của mình.