"/>
Theo công văn số 849 (ngày 23/2/2012) Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) gửi cho 3 hộ tiêu thụ than lớn gồm xi măng, giấy, phân bón, giá bán than được điều chỉnh tăng thêm 10% so với giá bán hiện hành. Thời gian áp dụng từ ngay thời điểm 24/2.
Sau khi nhận được công văn trên, các doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón đã có buổi làm việc với Vinacomin và Vinacomin vẫn khăng khăng quyết định tăng giá than. Trước quyết định của Tập đoàn đoàn Than và khoáng sản Việt
Khó chồng lên khó
Lý do mà các DN sản xuất phân bón trong nước đưa ra là đang gặp rất nhiều khó khăn từ tình trạng nguyên liệu đầu vào cao, trong khi một số loại phân bón tiêu thụ chậm, gây tồn kho cục bộ. Trong bối cảnh đó, giá than lại tiếp tục tăng khiến các DN sản xuất phân bón “khó chồng lên khó”. Trên thực tế thì lâu nay, Tập đoàn Hóa chất Việt
Ông Hoàng Văn Tại- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển- cho rằng, theo Pháp lệnh Giá, trước khi tăng giá than, Vinacomin và Vinachem phải có thời gian hiệp thương giá dưới sự chủ trì của Bộ Tài chính để thống nhất thời điểm, mức tăng. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương mà các bên vẫn chưa thỏa thuận được mức giá, Bộ Tài chính sẽ quyết định tạm thời để các bên thi hành cho đến khi thỏa thuận được mức giá nhằm kịp thời phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhưng thực tế thì những lần tăng giá trước đây Vinacomin chỉ cần trình công văn lên Bộ Tài chính phê duyệt rồi yêu cầu các DN tiêu thụ than phải chấp hành, điều này khiến các DN sản xuất phân bón rơi vào thế bị động”.
Đồng quan điểm, ông Phạm Mạnh Ninh- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình- cho rằng: “Trong 10 tháng Vinacomin đã tăng giá bán than 3 lần, tổng cộng tăng thêm 1,2 triệu đồng/tấn là quá cao, tần suất tăng quá nhanh. Điều đó sẽ tạo sức ép rất lớn về chi phí đầu vào cho nhà sản xuất phân bón, trong khi đó giá phân lân nung chảy tăng rất khó. Bởi nếu tăng lên, bà con nông dân sẽ không mua hoặc giảm sức mua”. Để tránh lỗ, DN buộc phải tăng giá bán bù đắp chi phí, vì than chiếm tới 40% giá thành sản xuất phân bón.
Theo tính toán của ông Ninh, giá than tăng 10% so với giá hiện hành, mỗi tấn than phải chi phí thêm gần 300.000 đồng, như vậy giá than từ 3,1 triệu đồng tăng lên xấp xỉ 3,4 triệu đồng/tấn. Mỗi tháng, chi phí dành cho than của công ty tăng thêm hàng trăm triệu đồng, riêng năm 2012 chi phí than của công ty sẽ tăng thêm 80 tỷ đồng. Con số này đồng nghĩa với việc giá phân bón sẽ phải tăng lên trung bình 100.000 đồng/tấn mới đủ bù đắp cho việc tăng giá than. Và phần tăng giá này cuối cùng chỉ người nông dân phải gánh chịu.
Vừa mới khánh thành nhà máy vào cuối tháng 3/2012 và dự kiến đến hết tháng 6 này, nhà máy mới xong giai đoạn chạy thử nghiệm nhưng đại diện Công ty Phân đạm Ninh Bình cũng tỏ ra lo lắng: “Than là nhiên liệu chiếm chi phí lớn trong giá thành phân đạm Ninh Bình. Hiện nay, chúng tôi đang gặp khó khăn về vốn đầu tư, nếu giá than tăng gấp gáp như vậy việc sản xuất phân đạm để cung cấp cho thị trường trong nước chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng”- ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó Giám đốc Công ty Phân đạm Ninh Bình, chia sẻ.
Chưa thỏa đáng
Tại buổi làm việc mới đây giữa Vinacomin cùng nhiều DN phân bón lớn trực thuộc Vinachem như Công ty Phân lân Văn Điển, Công ty Phân lân Ninh Bình, Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc… Vinacomin giải thích việc tăng giá than rằng đó là cách vận hành theo cơ chế thị trường thông qua quy định mới của Bộ Tài chính. Tức là giá bán than trong nước bằng 80% giá xuất khẩu. Song, nhiều DN phân bón lập luận: hiện nay, loại than mà Vinacomin xuất khẩu là than chất lượng tốt nhất đã qua tuyển chọn, sàng lọc trong khi than bán cho các DN phân bón là than thô nên không thể so sánh như vậy.
Chính vì vậy, các DN sản xuất phân bón có đề nghị: Bộ Tài chính cần phân ra thị trường trong nước- xuất khẩu và quan trọng phải có một lộ trình rõ ràng chứ không phải cứ thích là Vinacomin lại tự quyết định tăng giá. Bên cạnh đó, nếu tính giá bán than trong nước phải bằng giá xuất khẩu trừ đi 20% thuế xuất khẩu và trừ thêm 10% giá ưu đãi dành cho DN phân bón, nếu không sẽ tiếp tục câu chuyện Vinacomin luôn luôn lấy giá xuất khẩu trong đó có cả thuế để áp giá cho các hộ sản xuất trong nước là thiếu cơ sở và chưa thỏa đáng.
Hiện các công ty sản xuất phân bón đã có văn bản đề nghị Hiệp hội Phân bón Việt