Đạm Ninh Bình: Tập trung vào thị trường tiềm năng

09:53 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Năm, 2014

Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, cộng với lợi thếriêng của công ty là thị trường 11 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và các tỉnhmiền Bắc, thương hiệu đạm Ninh Bình đang từng bước chiếm lĩnh thị trường trongnước và hướng tới xuất khẩu.

Tận dụng lợi thế cạnh tranh

Nhà máy Đạm Ninh Bình - Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình thuộcTập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) được xây dựng tại khu công nghiệp KhánhPhú, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) với tổng mức đầu tư 667 triệu USD, công suất560.000 tấn urê/năm. So với các nhà máy khác trong nước thì đạm Ninh Bìnhthuộc diện “sinh sau đẻ muộn”, nhưng có những thuận lợi riêng vì được ứng dụngcông nghệ kỹ thuật tiên tiến và hiện đại như: Công nghệ khí hóa từ than cámShell (Hà Lan); công nghệ phân ly không khí Air Liquide (Pháp); công nghệ tinhchế khí Linde (Đức); công nghệ tổng hợp Amoniac Haldor Topsoe (Đan Mạch); côngnghệ tổng hợp Urê Snamprogetti (Italy).

Để cạnh tranh, đạm Ninh Bình đã tìm được hướng đi bằng cáchxác định rõ lợi thế riêng. Công ty đã chọn 3 nhóm giải pháp là công tác điềuhành sản xuất, vật tư và thị trường làm khâu đột phá. Xác định rõ lợi thế củamình là thị trường tiềm năng gồm 11 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng vàcác tỉnh miền Bắc với hệ thống giao thông thuận lợi, công ty đã khai thác tốiđa thế mạnh này. Bên cạnh đó, nhận thức được thời gian tới, thị trường urêtrong nước sẽ bão hòa nên công ty đã và đang xúc tiến xuất khẩu sản phẩm. Pháthuy những lợi thế trên, năm 2013, đạm Ninh Bình đã đạt được những kết quả đángkhích lệ với giá trị 2.291,15 tỷ đồng, vượt 17% so với kế hoạch.

Không chỉ gây được tiếng vang ở các tỉnh phía Bắc, tiến vàothị trường phía Nam, đạm Ninh Bình cũng khẳng định thương hiệu khi bà con nôngdân miền Nam nói riêng và cả nước nói chung chấp nhận và đánh giá cao.

Khẳng định thương hiệu

Theo ông Chu Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà máyĐạm Ninh Bình, năm 2014 và những năm tiếp theo, nhà máy tiếp tục ổn địnhtổ chức sản xuất, làm chủ công nghê, phát huy hết công suất thiết bị, mở rộng,đa dạng hóa các sản phẩm phân bón, tạo nên sự khác biệt với sản phẩm cùng loại.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, thì nhà máy đạm Ninh Bình hiện đang cònnhững khó khăn cần phải vượt qua để khẳng định vị thế trên thị trường. Đó làviệc nhà máy quyết tâm xây dựng một thương hiệu mạnh, tạo được niềm tin đối vớingười tiêu dùng.

Để có được những kết quả trên, Ban lãnh đạo công ty đã rấtquan tâm phát triển đội ngũ con người, coi đây là yếu tố cốt lõi để xây dựngnên thành công của doanh nghiệp. Ngay từ những ngày đầu tiên, cùng với công tácđầu tư, xây dựng nhà máy, Ban quản lý dự án đã làm tốt công tác tuyển dụng, đàotạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân để vận hành nhà máy. Đến nay số, tổng sốCBCNV toàn công ty lên đến hơn 1.000 người. Đội ngũ kỹ sư, công nhân sau khituyển dụng được tổ chức đào tạo qua 3 cấp: tại các nhà máy đã cung cấp bảnquyền công nghệ ở châu Âu như: Đức, Italia, Đan Mạch, Hà Lan, tại các nhà máytương tự trong nước, ngoài nước như Trung Quốc, các nhà máy bạn như Đạm Phú Mỹ,Đạm Hà Bắc; Điện Cao Ngạn… Đội ngũ nhân lực vững vàng này đã dần làm chủ đượcquy trình sản xuất tại nhà máy.

Ông Chu Văn Tuấn- Chủ tịch Hội đồngthành viên:

Hiện nay, sản phẩm urê Ninh Bình đã có mặt ở tất cả cáctỉnh, thành thông qua hệ thống đại lý với gần 50 đơn vị có năng lực, uy tín.Trong tương lai không xa, sẽ xây dựng nhà máy thành đơn vị tiên tiến, giữ vịtrí hàng đầu trong ngành sản xuất phân bón, sản phẩm có giá cả cạnh tranh trênthị trường, hàng năm sản xuất 560.000 tấn urê và xuất khẩu được trên 50.000 tấn.

Nguồn: