Lốp radial của Casumina sẽ được xuất khẩu chính thức sang Mỹ,nhưng cuộc chiến ở thị trường trong nước vẫn cam go.
200.000 chiếc lốp xe bố thép (radial) của Công ty cổ phầnCông nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) sẽ được “lăn bánh” sang Mỹ trong năm 2015.Đây là minh chứng về chất lượng sản phẩm của Casumina, khi Mỹ là một trong nhữngthị trường tiêu thụ lốp xe lớn và khó tính bậc nhất thế giới.
Theo đó, Công ty đã thỏa thuận trở thành nhà phân phối độcquyền sản phẩm Casumina Radial cho đối tác US TIREX (có trụ sở tại 3310 SArcher Ave. Chicago, IL 60608, USA), sau khi vượt qua các tiêu chuẩn quy định củaBộ Giao thông vận tải Mỹ. Giá trị hợp đồng lên đến 57 triệu USD, tức khoảng 6triệu đồng/lốp. Casumina cũng chính là công ty Việt Nam đầu tiên xuất khẩu lốpxe sang thị trường Mỹ, dù nhà máy lốp Radial của họ mới vận hành từ quý 2.2014.
Nhà máy 1 triệu lốp/năm
Nhà máy sản xuất lốp xe ôtô toàn thép Casumina Radial khởicông trong năm 2012, khi nền kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn. Rõ nét nhất làvào thời điểm đó, thông tin từ Hiệp hội Ô tô Việt Nam cho thấy nhu cầu tiêu thụôtô chưa được cải thiện. Điều này dẫn đến sự sụt giảm về nhu cầu lốp ôtô nóichung. Đó là chưa kể đến lãi suất vay giai đoạn này cũng rất cao, từ 15 - 17%/năm.
Tuy nhiên, trong xu thế các nước trên thế giới đều đã chuyểnsang sản xuất lốp Radial (bố thép), vốn có nhiều ưu điểm hơn lốp Bias (bốnylon), thì Casumina cũng không thể giậm chân tại chỗ khi muốn trở thành nhà sảnxuất săm lốp ôtô hàng đầu Đông Nam Á.
Chẳng hạn, tại các nước phát triển và có nền công nghiệp sảnxuất lốp xe lâu đời như Mỹ, Pháp hay Nhật, tỉ lệ nhà sản xuất làm lốp Radial gầnnhư là 100%. Ở Malaysia, tỉ lệ này cũng lên đến 90%; hay như Trung Quốc khoảng50%. Thế nhưng, tại Việt Nam, tỉ lệ nhà sản xuất lốp Radial chỉ xấp xỉ 10%,trong khi có đến 80% xe tải đã chuyển sang sử dụng lốp Radial thay cho lốpBias. Đây là lý do khiến Casumina phải tập trung vào phân khúc tiềm năng này.
Và nhà máy Casumina Radial đã chính thức vận hành từ ngày19.4.2014, sau gần 2 năm khởi công xây dựng tại Bình Dương. Đây là nhà máy cócông suất 1 triệu lốp xe mỗi năm (dự kiến đạt mức này vào cuối năm 2017).
Nhà máy này có tổng vốn đầu tư gần 3.400 tỉ đồng, với máymóc thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại được nhập về từ châu Âu. Dự án có tổngdiện tích hơn 120.000 m2, trong đó nhà xưởng gần 70.000 m2. Đây là nhà máy cóqui mô lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam tính đến nay.
Trong một lần trả lời báo giới, đại diện Casumina cho biết“lốp xe Radial phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước.Nhưng để xuất khẩu thì lốp xe này phải bằng hoặc có thể có ưu điểm hơn để cạnhtranh thị phần”.
Còn đó thách thức
Được thị trường Mỹ chấp nhận là một thành công lớn, tuynhiên Casumina vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Đầu tiên phải kể đến các chi phí liên quan tới việc vận hànhvà xuất bán lốp Radial. So sánh quý 4.2014 với cùng kỳ năm trước, doanh thu dùtăng 100,8 tỉ đồng nhưng giá vốn hàng bán lại tăng hơn 111 tỉ đồng. Chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gần 32 tỉ đồng. Đó là chưa kểchi phí lãi vay tăng hơn 7 tỉ đồng, do hạch toán chi phí lãi vay của dự ánCasumina Radial vào chi phí sản xuất kinh doanh. Kết quả là lợi nhuận sau thuếquí 4.2014 giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng mất 19 tỉ đồng.
Thực ra, chính sách duy trì và gia tăng doanh thu bằng cáchđánh đổi một phần lợi nhuận của Casumina không phải đến khi bán lốp Radial mớicó. Còn nhớ, năm 2012, nhằm duy trì thị phần trong bối cảnh kinh tế khó khăn,Công ty đã tăng mức chiết khấu cho các đại lý, dẫn đến chi phí bán hàng tăng 36tỉ đồng (tăng gần 50% so với năm 2011). Nhưng nhờ giá cao su giảm mạnh nên giávốn thấp; và lợi nhuận vẫn tăng mạnh so với năm 2011.
Và chắc hẳn để tìm chỗ đứng cho lốp Radial, trong năm 2015này, Công ty vẫn sẽ phải đẩy mạnh chi phí quảng cáo, chiết khấu. Không những vậy,chi phí lãi vay và khấu hao giai đoạn này cũng sẽ tạo áp lực không nhỏ lên biênlợi nhuận gộp của Casumina.
Trong khi đó, ngoài hợp đồng với US TIREX nói trên, lượngtiêu thụ lốp Casumina Radial trong nước vẫn còn khá thấp, nhất là khi tâm lý ưachuộng hàng ngoại vẫn còn phổ biến. Khá nhiều hãng lốp nổi tiếng đã có mặt tạiViệt Nam như Michellin, Hankook, Goodyear...
Dù vậy, có lẽ đối với Casumina, đối thủ nặng ký nhất vẫn làhàng hoá có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang làm mưa làm gió thị trườnglốp Radial toàn thế giới với trên 60% thị phần. Ông Phạm Hồng Phú, Tổng Giám đốcCasumina, đã từng nhận xét với báo giới rằng lốp xe Trung Quốc cùng loại hiệnchỉ bán với giá bằng 30 - 50% giá thành. Ví dụ, “lốp ôtô toàn thép TBR khai báo75 USD/chiếc, chỉ nộp thuế hơn 28 USD. Trong khi đó, giá thành khoảng 210 USD,tức phải nộp thuế khoảng 79 USD. Với lượng nhập khoảng 1,5 triệu lốp/năm thìngân sách quốc gia thất thu khoảng 76 triệu USD”, ông Phú phân tích.
Ngoài việc khai giá bán thấp, còn có tình trạng khai sai mãsố sản phẩm để trốn thuế như báo Giao thông vận tải đã từng phản ánh. Theo đó,các “mặt hàng lốp ôtô con, kể cả loại ôtô chở người có khoang chở hành lý chungvà ôtô đua cần phải được đưa vào nhóm thuế suất 25%, nhưng một số doanh nghiệpđã khai báo thành lốp dành cho loại xe chuyên dụng để hưởng thuế suất ưu đãi đặcbiệt chỉ 5%”.
Điều này không chỉ làm cho nhà nước thất thu thuế mà còn gâynên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khiến cho các doanh nghiệp sản xuất lốpxe trong nước khó “có đất” làm ăn. Tuy nhiên, ông Phú, Casumina, hoàn toàn tintưởng vào chất lượng sản phẩm của Công ty khi khẳng định “chỉ cần cạnh tranhbình đẳng thì có thể thắng được” và đề xuất cơ quan quản lý cần có biện phápngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh kể trên.