"/>
Ông Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền vừa được Chính phủ Campuchia trao tặng Huân chương Lao động vì đã có nhiều công sức đưa phân bón Bình Điền đến bà con nông dân Campuchia. Đằng sau tấm huân chương cao quý này là 10 năm gắn bó nghĩa tình của một doanh nghiệp Việt với nông dân nước bạn.
Cơ duyên của hai doanh nhân Campuchia - Việt
Năm 2009, tại lễ đón nhận Huân chương lao động hạng nhất của Công ty Phân bón Bình Điền tổ chức tại TP HCM, tôi có dịp gặp ông Bon Hui, một nông dân Campuchia được Bình Điền mời sang tham dự vì sản xuất giỏi và tiêu thụ nhiều phân bón Đầu Trâu.
Ông Bon Hui cho biết trước đây ông chủ yếu chỉ làm một vụ lúa mùa, năng suất thấp nhưng nay thì đã tăng gấp 3 lần, mọi chuyện thay đổi nhờ có sự xuất hiện của phân bón nhãn hiệu Đầu Trâu ở nước ông.
“Nông dân nước tôi biết ơn phân bón Đầu Trâu và ông Lê Quốc Phong lắm”, ông Bon Hui nói.
Phân bón Đầu Trâu đã xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực nhưng việc xâm nhập thị trường Campuchia thì có một “cơ duyên” giữa hai doanh nhân Campuchia và Việt
Năm 2002 ông Đức, ông Phong và một số người bạn trở lại thăm chiến trường xưa. Nhìn cảnh ruộng đồng của nông dân nước bạn cằn cỗi, ông Lê Quốc Phong trăn trở là làm sao để đưa sản phẩm phân bón của Bình Điền sang phục vụ cho nông dân ở chiến trường xưa. Rồi cơ duyên cũng đến khi vào cuối năm 2002, ông Oknha Pher Hok Chhuon, hiện là Tổng giám đốc Tập đoàn Yetak của Campuchia, sang Việt
Lúc đó ông Chhuon có 2000 ha trồng cây điều nhưng năng suất rất thấp, chỉ khoảng 300 kg hạt/ha/năm, lỗ nặng nên định chặt bỏ cây điều, quay qua trồng cây bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy. Ông đã đến Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia xin tư vấn.
Các chuyên gia của Bộ khuyên ông không nên chặt bỏ cây điều đã có 4- 5 tuổi mà nên qua Việt
Gặp và biết ý định của ông Chhuon, ông Phong “Bình Điền” mừng như cá gặp được nước, bảo ông Chhuon cứ chở phân bón Đầu Trâu về sử dụng, tiền nong chưa tính tới, bảo đảm qua một năm, năng suất vườn điều sẽ đạt 1.000 kg hạt/ha.
Cùng với việc giao ba chục tấn phân NPK cho ông Chhuon, ông Phong “Bình Điền” còn cử cán bộ khoa học kỹ thuật sang Campuchia trực tiếp hướng dẫn ông Chhuon cách thức chăm sóc cây điều.
Nhờ vào việc sử dụng và bón phân theo quy trình kỹ thuật của Bình Điền mà vườn điều 2.000 ha của ông Chhuon đã tăng năng suất từ 500 kg/ha lên 1,0 - 1,5 rồi 2 tấn, hơn 2 tấn/ha. Từ kết quả của chính mình, ông Chhuon trở thành đại lý, rồi đại lý độc quyền của phân bón nhãn hiệu Đầu Trâu ở Campuchia. Bước ngoặt đó đã mở ra mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Công ty Phân bón Bình Điền của Việt Nam - Tập đoàn Yetak của Campuchia.
Kể từ năm 2003 đến nay, sản lượng tiêu thụ phân bón Đầu Trâu ở thị trường Campuchia cứ tăng dần mỗi năm, từ chỗ chỉ có vài tỉnh giáp biên giới Việt Nam, đến nay phân bón Đầu Trâu đã có mặt ở 26/26 tỉnh, thành Campuchia, cạnh tranh sòng phẳng với hàng cùng loại từ Thái Lan, Philippines…
Theo ông Lê Quốc Phong, hiện nay có đến hơn 15% trong số 1 triệu tấn phân NPK do công ty sản xuất mỗi năm được tiêu thụ ở Campuchia. Các sản phẩm của công ty mang đến cho nông dân Campuchia đều có chất lượng cao nhất, không chỉ giúp tăng năng suất cây trồng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Trong 10 năm qua, năng suất lúa ở Campuchia đã tăng hơn ba lần, lên đến 5-6tấn/ha, có nơi đạt 8 tấn. Trước đây người dân chủ yếu chỉ làm một vụ lúa mùa thì nay đã có hơn 400 ngàn ha thâm canh 2-3 vụ/năm…
“Trong một thập kỷ có mặt tại thị trường Campuchia, ngoài việc phân phối sản phẩm cho các đối tác ở Campuchia, đã có rất nhiều đoàn cán bộ khoa học, kỹ thuật của Bình Điền đã sang hướng dẫn kỹ thuật canh tác nông nghiệp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân Campuchia”, ông Lê Quốc Phong cho biết.
Không chỉ là chuyện làm ăn…
Lý giải về sự thành công của phân bón Đầu Trâu tại Campuchia, ông Phan Duy Đức nói: “Người Campuchia có tâm lý tin ai thì người ta sử dụng sản phẩm của người đó. Trước đây nông dân Campuchia hầu hết sử dụng phân bón Thái Lan nhưng những cách làm Bình Điền khiến nông dân Campuchia hoàn toàn tin tưởng vào phân bón Đầu Trâu. Ông Lê Quốc Phong còn có lòng chung thủy trước sau với nông dân, nhất là công tác xã hội, điều đó càng góp phần tạo thêm niềm tin cho nông dân nước bạn”.
Theo ông Chan Sarun, Bộ trưởng Nông lâm ngư nghiệp Campuchia- 10 năm qua đã chứng tỏ cách tổ chức thị trường của Bình Điền và Tập đoàn đối tác Yetak là rất bài bản và trách nhiệm. Với mức tiêu thụ 2.000 tấn vào năm 2002, đến nay sản lượng tiêu thụ ở thị trường này đã hơn 150.000 tấn/năm, giá trị khoảng 50 triệu USD, có thể nói Bình Điền đã khá thành công ở thị trường này.
Tại lễ kỷ nhiệm 10 năm thương hiệu Phân bón Đầu Trâu phát triển tại thị trường Campuchia, bà Lok Chumter Dr. Men Sam On - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Vương quốc Campuchia đã đánh giá cao những thành quả và nỗ lực đóng góp của Bình Điền đối với sự nghiệp phát triển của nền nông nghiệp Campuchia và để ghi nhận sự nỗ lực đóng góp này, Chính phủ Campuchia đã trao tặng Huân chương Lao động - một phần thưởng cao quý của nhà nước Campuchia cho ông Lê Quốc Phong - Tổng Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền – vì đã có nhiều công sức đưa phân bón Bình Điền đến bà con nông dân Campuchia.
“Phân bón NPK của Bình Điền rất được nông dân Campuchia ưa chuộng, sử dụng đại trà trên đồng ruộng và đây cũng là một trong những yếu tố giúp Campuchia đạt mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015. Chính phủ Campuchia ưu tiên phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực, giảm nghèo cho người dân và từng bước tăng sản lượng xuất khẩu gạo; do đó sự giúp đỡ của Việt Nam, thông qua chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và các sản phẩm chất lượng cao phục vụ nông nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng”, bà Phó Thủ tướng Campuchia nói.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, có thể nói Bình Điền là một trong ít doanh nghiệp đưa hàng Made in Việt Nam, của người Việt Nam chinh phục được các thượng đế lân bang, bởi vậy ngoài ý nghĩa kinh tế, thương hiệu, phân bón Bình Điền còn làm nhiệm vụ ngoại giao rất thành công. Cách làm của Bình Điền hiện đã và đang tạo dựng uy tín thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững được trong tình hình sản xuất kinh doanh nhiều khó khăn như hiện nay.
Năm 2008, doanh nhân Lê Quốc Phong đã được trao “Biểu tượng Vàng vì sự nghiệp văn hóa doanh nhân Việt Nam”. Năm 2009, ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Nhì”. Năm 2011, ông được Unesco bình chọn là “Nhà quản lý doanh nghiệp giỏi”.