Cuối năm 2011, nhiều dự án sản xuất phân đạm lớn bao gồm nhà máy đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình đi vào hoạt động, sẽ cung ứng thêm cho thị trường trên 1 triệu tấn phân đạm, nâng sản lượng phân đạm sản xuất trong nước lên 2,2 triệu tấn trong khi nhu cầu của ngành nông nghiệp mỗi năm 2 triệu tấn phân đạm.XEM TIẾP
Do biến động thời tiết thất thường khiến nguồn cung cao su năm nay có khả năng giảm dẫn đến giá cao su xuất khẩu vẫn tiếp tục đà tăng, giá bình quân tháng 1/2011 đã đạt 4403 USD/tấn tức là tăng 75% so với cùng kỳ năm 2010.XEM TIẾP
Đồn điền cao su tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia trải qua thời kỳ sản xuất thu hẹp, sản lượng giảm tới 60% từ tháng 2 đến tháng 5, cây cao su thay lá, ít mủ cao su hơn.XEM TIẾP
Các hãng sản xuất lốp xe đã mua khối lượng lớn cao su Indonesia, trong khi nhu cầu từ các công ty môi giới ở Đông Nam Á cũng khiến cho giao dịch thếmôi động. Tuy nhiên, nước tiêu thụ chính là Trung Quốc vẫn đứng ngoài thị trường, mặc dù giá cao su physical đã giảm khỏi mức cao kỷ lục. XEM TIẾP
Khoảng nửa tháng trở lại đây, nhiều mặt hàng phân bón (PB) đã tăng và dự báo còn tăng mạnh. Một số chuyên gia về PB cảnh báo: Trong bối cảnh hiện nay, người dân cần mua PB có thương hiệu, có uy tín lâu năm; nếu ham mua PB giá rẻ, thương hiệu không rõ ràng thì vừa mất tiền mà cây trồng… mang tật!XEM TIẾP
Sau một thời gian dài liên tiếp tăng cao, giá ure trên thị trường thế giới đã điều chỉnh giảm nhẹ trong phiên giao dịch tuần qua, trung bình giảm từ 5-10 USD/tấn.XEM TIẾP
Tại thị trường TPHCM, giá ure giảm mạnh nhất, giảm 900 đ/kg (tương đương giảm 9,5%) so với giá trung bình tuần trước, xuống mức 8.600 đ/kg (tương đương với mức giá tuần cuối tháng 1/2011). Đà Nẵng tuần này ghi nhận mức giảm 750 đ/kg (tương đương giảm 8,6%) chỉ đạt 8.000 đ/kg. Tại Hà Nội, Cần Thơ, giá ure tuần này giảm lần lượt 600 đ/kg; 400 đ/kg, lần lượt đạt 8.500 đ/kg và 8.600 đ/kg.