Các chuyên gia cho rằng việc tăng giá cao su và dầu cọ có thể sẽ dịu bớt trong những tháng tới, mặc dù nhu cầu dồi dào hơn năm ngoái.
Pranart Pipithkul, nhà kinh tế học thuộc văn phòng Kinh tế Nông nghiệp đã nêu rõ lũ lụt gần đây làm giảm diện tích trồng cây cao su, đây là nguyên nhân chính làm cho giá cao su tăng vọt.
Do các yếu tố vụ mùa và nhu cầu thay đổi làm cho giá cao su tấm ngày càng bất ổn trong năm 2011.
Giá có thể giảm vào tháng 3 và tháng 4 do nhu cầu giảm thoe mùa trước khi tăng trở lại do trữ hàng vào tháng 5 và tháng 6.
Sản lượng ngày càng giảm vào tháng 2, 3 và 4, và dự kiến giá tăng vào tháng 5, bà Pranart cho biết. Giá cao su tấm cũng tăng theo giá dầu.
Dự kiến năm nay giá cao su tấm trung bình từ 115 – 120 baht/kg, tăng so với 102 baht trong năm ngoái. Giá cao su tấm tăng 23% từ mức 130 baht/kg vào giữa tháng 12 lên 160 baht vào thứ năm tuần trước (20/01).
Ông Praneet Chotikirativech, Giám đốc cấp cao của Ngân hàng Thái Lan cho biết lũ lụt và mưa lớn làm sản lượng cao su tấm giảm còn 1/3, khiến giá cả tăng.
Ông Praneet cho biết thu nhập bình quân của nông dân miền Nam tăng 60% trong năm ngoái so với mức giảm 30% trong năm 2009 chủ yếu là do cao su và dầu cọ.
Ông cho biết giá dầu cọ cũng tăng vọt lên mức cao kỷ lục là 9 baht/kg, từ mức 6,50 baht trong năm ngoái.
Báo cáo của ngân hàng trung ương cho biết Nhóm nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) dự đoán sản lượng cao su thế giới đạt mức 11 triệu tấn, Thái Lan đứng đầu bảng xếp hạng về khối lượng cao su với 3,4 triệu tấn, tiếp theo là Indonesia (3 triệu), Malaysia (1 triệu) và Ấn Độ (910.000 tấn).
Nhóm IRSG dự kiến nhu cầu cao su của Trung Quốc tiếp tục tăng cùng với kế hoạch trở thành trung tâm sản xuất ô tô lớn trong 10 năm tới với khả năng sản xuất hàng năm là 30 triệu xe, tăng từ mức 17 triệu xe của hiện nay.