Giá hoá chất trên toàn cầu đã tăng nhẹ trong tháng 7/2010, đảo ngược xu hướng giảm kéo dài suốt từ tháng 4.
Nguồn tin Commodity Online cho biết chỉ số giá hoá chất PGPI (Platts Global Petrochemical Index) tính theo USD/tấn đã kết thúc tháng ở mức 1.042 USD/tấn. Tổng trị giá giao dịch hoá chất toàn cầu đạt 3 nghìn tỷ USD trong tháng vừa qua.
Hoá chất được sử dụng trong sản xuất chất dẻo, cao su, nylon, các sản phẩm tiêu dùng khác, và được sử dụng trong các ngành chế biến, xây dựng, dược phẩm, hàng không, điện tử và gần như mọi ngành nghề kinh doanh hàng ngày.
Ở thời điểm ngày 30/7/2010, PGPI cao hơn 27 USD/tấn so với mức 1015 USD/tấn ở thời điểm 30/6/2010, theo số liệu mới nhất của Platts – nhà cung cấp thông tin kim loại và năng lượng hàng đầu thế giới.
PGPI đã liên tục giảm kể từ giữa tháng 4 cho tới cuối tháng 6.
Mặc dù chỉ số cuối tháng 7 tăng, giá trung bình của PGPI trên cơ sở hàng ngày trong tháng qua vẫn giảm 2% so với mức trung bình của tháng 6, là 1.009 USD/tấn. Chỉ số này của tháng 6 là 1.029 USD/tấn.
Tại Trung quốc nói riêng và toàn Châu Á nói chung, nhu cầu hóa chất tiếp tục tăng, xuất phát từ các lĩnh vực tiêu thụ, như ô tô… Giá monomer styrene – nguyên liệu chính để sản xuất acrylonitrile-butadiene-styrene (ABS) sử dụng trong ngành ô tô – tăng 7% trong tháng 7. Theo thống kê của Platts’, giá styrene vào ngày 30/7 (bao gồm cả cước phí vận chuyển) là 1.093,50 USD/tấn.
Trong khi đó tại Châu Âu, giá các sản phẩm hoá dầu giảm. Giá các loại olefins như ethylene và propylene, dùng trong sản xuất chất dẻo, giảm lần lượt 8% và 7%. Giá benzene tại Châu Âu cũng giảm. Benzene, toluene và paraxylene – được dùng làm các chất thơm trong các sản phẩm như bao bì bằng chất dẻo, collectively known as aromatics -- are used to make consumer products such as plastic packaging, vỏ bọc đồ điện tử, sợi fibers và pha trộn trong xăng.
Từ trước tới nay, giá hoá dầu tại Châu Âu vẫn thường giảm trong những tháng hè. Năm nay, xu hướng giảm không mạnh như mọi khi và lượng tồn kho vẫn thấp. Nhiều công ty sản xuất bao bì thông báo đã đặt mua hàng vào tháng 9 tới, bởi triển vọng nhu cầu tiêu thụ khi đó sẽ tăng lên.
Tại Mỹ, các nhà sản xuất hoá dầu đều trong tình trạng chi phí sản xuất tănbg đẩy giá thành tăng lên, mặc dù nhu cầu tiêu thụ chậm. Các yếu tố tiêu cực như bán nhà chậm, niềm tin của người tiêu dùng giảm, thị trường cổ phiếu trì trệ… đã tác động tới thị trường hoá dầu, gây nên sự bất ổn định về giá.
PGPI được dùng làm giá tham chiếu cho toàn thị trường hoá chất. Chỉ số này được Platt’ công bố lần đầu tiên vào tháng 8/2007, PGPI đạt đỉnh cao 1.679 USD/tấn vào ngày 14/7/2008 trước khi giảm xuống chỉ 491 USD/tấn vào ngày 5/12/2008 do suy thoái kinh tế toàn cầu.
(Vinanet)