7 tháng đầu năm 2010, mức nhập siêu đã lên đến trên 7,4 tỷ USD, bình quân 1 tháng 1,06 tỷ USD. Nếu không có giải pháp quyết liệt thì mức nhập siêu cả năm sẽ lên đến 13 tỷ USD và đây sẽ là năm thứ tư liên tục nhập siêu tính bằng tỷ USD ở mức hai chữ số.
Muốn kiềm chế, cần xác định những yếu tố tác động đến nhập siêu, bao gồm 3 yếu tố: thứ nhất, mức nhập siêu đã giảm trong tháng 5 và tháng 6, thì từ tháng 7 lại tăng lên, trong khi kim ngạch nhập khẩu đã giảm xuống. Tác động của yếu tố xuất khẩu vàng trong thời gian tới sẽ không còn lớn và mức nhập siêu trên 1 tỷ USD một tháng sẽ còn tiếp tục từ nay đến cuối năm; thứ hai, sự đóng góp của yếu tố tỷ giá VND/ngoại tệ của các nước tương ứng; thứ ba, khai thác các Hiệp định thương mại có hiệu lực. Đối với ASEAN, cần tận dụng tốt hiệp định về thuế suất áp dụng khi xuất khẩu vào các nước trong khu vực (VN còn được hưởng thuế suất 0-5%) và mức thuế suất còn ở mức cao hơn khi nhập khẩu từ khu vực này (một phần vì thế mà 6 tháng xuất khẩu của VN vào khu vực đạt 5,3 tỷ USD, tăng 21%, cao hơn tốc độ chung; còn nhập khẩu của VN từ khu vực đạt 7,8 tỷ USD, tăng 20,4%, vừa thấp hơn tốc độ tăng chung, vừa thấp hơn tốc độ tăng của XK.
Bộ công thương vừa ban hành Thông tư số 30/2010/TT –BCT quy định từ nay đến ngày 31/12/2010 sẽ nhập bổ sung 100.000 tấn đường tinh luyện, đường thô(mã HS 1701) theo hạn ngạch thuế quan lần thứ 2 năm 2010.
Trong đó, 25.000 tấn đường thô sẽ được nhập khẩu để phân giao cho Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa tinh luyện cung cấp phục vụ sản xuất, tiêu dùng; 50.000 tấn đường tinh luyện, đường thô sẽ phân giao cho các thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất; 25.000 tấn đường tinh luyện được nhập khẩu để kinh doanh thương mại, phân giao cho một số thương nhân đã được các bộ, địa phương giao nhiệm vụ bình ổn thị trường và đã được phân giao han ngạch thuế quan hải quan đường trong tháng 2/2010.
Theo số liệu thống kê, tháng 6/2010 cả nước đã nhập 26,8 nghìn tấn bông các loại, trị giá 50,2 triệu USD, giảm 25,33% về lượng và giảm 21,33% về trị giá so tháng trước đó. Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã nhập 186,7 nghìn tấn bông các loại, trị giá 313,5 triệu USD chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 9,82% về lượng và tăng 28,38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu bông chủ yếu của Việt Nam, chiếm 33,20% lượng nhập bông của cả nước.
6 tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất khẩu ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các mặt hàng chủ lực và chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu gồm: giày dép chiếm 72,2%, máy vi tính và linh kiện chiếm 98%, dây cáp điện chiếm 92%... Về lâu dài, Bộ Công Thương đề nghị Nhà nước có chính sách nâng cấp chất lượng nguồn vốn FDI, chuyển hướng từ các ngành nghề thu hút nhiều lao động sang các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, công nghệ điện tử, hóa dầu, công nghiệp phụ trợ, cơ sở y tế xây dựng hạ tầng kỹ thuật…
*Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 dự báo sẽ tăng 0-1% so với tháng 7.
Dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 sẽ không tăng hoặc chỉ tăng 0-1% so với tháng 7. Ngoài ra, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ cũng sẽ tăng ít hơn tháng 7, khoảng 1-1,5%. Giá lương thực sẽ tiếp tục giảm nhẹ; giá nhóm rau củ, quả, thủy hải sản dự báo cũng tăng nhẹ do hiện đã vào cuối vụ rau hè thu.
*Theo các Sở NN-PTNT, sản lượng khait hác hải sản tháng 7 ước đạt 213 nghìn tấn,đưa tổng sản lượng khai thác 7 tháng đầu năm lên 1389 ngàn tấn, tăng 12% so với cùng kỳ và đạt 63,7% kế hoạch năm. Các nghề khai thác chính: lưới cản, giả cao tốc, lưới vây đều đạt sản lượng tương đối cao. Một số địa phương đạt sản lượng khai thác cao là Quảng Ninh; Thanh Hóa; Nghệ An; Quảng Ngãi; Bình Định; Bình Thuận; Bà Rịa-Vũng Tàu; Bến Tre….
*Dừng đầu tư vào sản xuất phân đạm do cung vượt xa cầu
Tại Hội nghị góp ý cho Đề án quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2010-2020, nhiều chuyên gia đã đề nghị, các cơ quan chức năng cần có khuyến cáo việc dừng đầu tư vào sản xuất phân đạm, bởi với sản lượng phân đạm của các nhà máy đã được cấp phép, cung vượt xa cầu.
Ngoài Nhà máy Đạm Phú Mỹ (công suất 740.000 tấn/năm) và Nhà máy Đạm Hà Bắc (công suất 180.000 tấn/năm) đang hoạt động, nhiều dự án sản xuất phân đạm khác như Đạm Cà Mau của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (công suất 740.000 tâns/năm); mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc (sẽ đạt công suất 500.000 tấn/năm); Đạm than Ninh Bình công suất 560.000 tấn/năm và mới nhất là Dự án đạm Thanh Hóa của Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh (công suất 560.000 tấn/năm). Trong khi đó, nhu cầu sử dụng phân đạm trong cả nước chỉ dao động trong khoảng 2 triệu tấn/năm.
*Tôm xuất khẩu đạt hơn 700 triệu USD
Theo số liệu Bộ NN và PTNT, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 7 ước đạt 430 triệu USD, tính chung 7 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản nước ta lên 2,45 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số các mặt hàng thủy sản, tôm (đông lạnh và chế biến) đang giữ vị trí đứng đầu khi đạt giá trị gần 717 triệu USD (chiếm 35,45% giá trị xuất khẩu của toàn ngành), tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là cá tra và basa, xuất khẩu đã thu về khoảng 650 triệu USD, tăng 8,23%.
Hiện EU là khối thị trường dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của cả nước, với giá trị trên 512 triệu USD; Nhật Bản đứng thứ hai đạt 371,6 triệu USD, với mức tăng trưởng 34,4% về lượng và 22,39% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2009.
*Chứng khoán ngày 29/7: Bớt cung giá thấp
Nhà đầu tư đã bình tĩnh hơn trong phiên hôm nay. Một chút sắc xanh cuối ngày là biểu hiện tích cực, đi kèm với khối lượng giao dịch thấp.
Điểm khác biệt so với hôm qua là tốc độ giao dịch sáng nay đã chậm lại nhiều. Hoạt động thoát hàng giá thấp đã giảm đi nhanh chóng. Mở cửa VN-Index mất 2,08 điểm nhưng khối lượng chỉ đạt 60,6 tỷ đồng (2,05 triệu đơn vị). Cầu chưa vào mạnh lúc mở cửa nhưng cung cũng không phải là lớn.
Chỉ số chững lại ở mức 492,92 điểm và tiếp sau đó là một đợt xả hàng mới. Thị trường đã có dao động, thậm chí mức độ dao động ở nhiều mã rất cao. Chỉ số được đẩy dần trở lại về mức tham chiếu hôm qua với khối lượng tương đối tốt: 8,6 triệu đơn vị (251,8 tỷ đồng). Chốt phiên, VN-Index tăng nhẹ 0,11 điểm lên 491,11 điểm.
Tại sàn Hà nội, HNX-Index đóng cửa ở mức 152,99 điểm tăng 0,61 điểm, với khối lượng giao dịch 46,306,940 cổ phiếu, với giá trị giao dịch là 1282,11 tỷ đồng