Ồ ạt tăng công suất hóa dầu tại Singapore

01:46 CH @ Thứ Sáu - 31 Tháng Mười Hai, 2010

Theo báo cáo mới nhất về Hoá dầu Singapore của Business Monitor Index (BMI), ngành công nghiệp hóa dầu của Singapore đang có sự tăng trưởng mạnh về năng lực sản xuất trong năm 2010 và 2011, nhưng sự dư thừa cung tại thị trường Trung Quốc có thể gây áp lực lên lợi nhuận và doanh số bán hàng trong thời gian tới.

Năm 2009, Singapore đã có công suất sản xuất olefin như sau: Ethylene 1,99 triệu tấn năm, propylene 990.000 tấn năm và butadien 60.000 tấn năm. Năng lực sản xuất của các cơ sở hạ nguồn của Singapore có tổng công suất sản xuất: Benzen 820.000 tấn năm, Ethylbenzene 360.000 tấn năm, Ethylene oxide 245.000 tấn năm, Ethylene glycol 125.000 tấn năm, monome Styrene 95.000 tấn năm và Xylen 990.000 tấn năm. Trong phân khúc nhựa, Singapore đã có công suất sản xuất 390.000 tấn polyethylene mật độ cao (HDPE) năm, 250.000 tấn polyethylene mật độ thấp (LDPE), 525.000 tấn polyethylene mạch thẳng mật độ thấp (LLDPE), 875.000 tấn polypropylene (PP) năm, 95.000 tấn polystyrene (PS) và 30.000 tấn polyvinyl clorua (PVC) năm.

Công suất hóa dầu mới tại Singapore sẽ hướng vào phục vụ thị trường Trung Quốc, tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng chính gồm các hợp chất hydro cacbon thơm, mono-ethylene glycol (MEG), LLDPE và PP. Ba lĩnh vực này sẽ là cơ sở cho việc mở rộng ngành công nghiệp hóa dầu của Singapore trong năm năm tiếp theo gồm: tổ hợp hóa dầu Shell Eastern ở Bukom, tổ hợp ExxonMobil Chemical ở Jurong và tổ hợp hydro cacbon thơm Jurong. Các tổ hợp này sẽ tăng thêm năng lực sản xuất 1,8 triệu tấn ethylene, 950.000 tấn propylen, 155.000 tấn butadien, 480.000 tấn PE, 450.000 tấn PP, 570.000 tấn Benzene và 1triệu tấn Xylen năm. Tới năm 2014, công suất Ethylene của Singapore sẽ tăng gấp đôi tới 4,04 triệu tấn năm, công suất PE cũng sẽ được tăng thêm 40% lên 1,65 triệu tấn năm và công suất PP sẽ được tăng thêm 50% lên 1,33 triệu tấn năm. Với ngành công nghiệp hóa dầu Trung Quốc hiện đang chứng kiến các đợt mở rộng chủ yếu chậm hơn tốc độ tăng trưởng nhu cầu, BMI cũng cảnh báo rằng thị trường Trung Quốc sẽ chứng kiến sự dư thừa trong một số phân khúc mà có thể làm suy yếu giá cả và tác động xấu tới lợi nhuận của các cơ sở hóa dầu của Singapore. Tuy nhiên, Singapore sẽ trở thành một trung tâm hóa dầu quy mô lớn tính cạnh tranh cao, có lẽ là lớn thứ 10 trên thế giới vào thập kỷ tới. Hơn nữa, quy mô của nền kinh tế sẽ giúp Singapore trở thành người dẫn dắt giá olefin trên thị trường châu Á, và có một vóc dáng mạnh ở thị trường nhựa thông dụng.

Kinh tế toàn cầu suy thoái đã tác động tiêu cực đến một số dự án hóa dầu ở Singapore. Lanxess hoãn việc xây dựng một cơ sở 100.000 tấn cao su butyl năm đến năm 2014 do nhu cầu giảm. Trong khi đó, dự án sản xuất hydro cacbon thơm quy môlớn của tập đoàn Aromatics Jurong (JAC) ở Singapore cũng phải đối mặt với sự chậm trễ nghiêm trọng. Dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2011, nhưng BMI tin rằng nó sẽ không được đưa vào sản xuất cho đến đầu năm 2013. Tổ hợp này sử dụng công nghệ UOP để sản xuất 800.000 tấn paraxylene (PX), 200.000 tấn orthoxylene (OX) và 450.000 tấn benzen năm.