Tại các vùng sản xuất chuyên canh cam sành Hà Giang, Tuyên Quang bà con thường sử dụng phân bón Văn Điển kết hợp phân hữu cơ.
Cam sành là cây đặc sản của Hà Giang - Tuyên Quang đang được các địa phương tích cực mở rộng sản xuất. Hiện nay, huyện Bắc Quang có 6.061 ha cam. trong đó diện tích cam cho thu hoạch 4.108 ha tập trung nhiều ở các xã Tiên Kiều, Việt Hồng, Vĩnh Hảo… Còn huyện Hàm Yên với diện tích trên 7.000 ha được trồng ở 13 xã, thị trấn, trong đó, các xã Yên Lâm, Phù Lưu, Minh Dân, Bạch Xa. Các cây cam sành ở đây thường cho nhiều quả to, tròn, tuy nhìn vỏ bề ngoài sần sùi nhưng bên trong lại mọng nước và vị ngọt thanh tự nhiên
Đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng ở Hà Giang, Tuyên Quang là tầng đất canh tác dầy hàng mét, thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, thấm nước cao, nhưng thoát nước nhanh. Vùng Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên - Hà Giang; vùng Hàm Yên - Tuyên Quang mưa nhiều và tập trung vào các tháng mùa mưa, ít bão gió; nhiệt độ trung bình 24oC - 30oC, có mùa Đông khô rét thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa, sang Xuân tiết trời ấm áp rất thuận lợi ra hoa, đậu quả.
Tuy nhiên, đặc điểm hình thành đất trồng cam ở đây là do đá phiến thạch phong hóa nên bản chất đất chua và nghèo dinh dưỡng, hơn nữa độ dốc cao, rửa trôi màu mỡ khi gặp mưa lớn, các loại dưỡng chất như caxi, magie, đạm, lân, kali, vi lượng mất đi rất nhiều, làm chua hóa đất tầng mặt, độ pH bình quân chỉ đạt 4,0 - 4,5 (cây cam sành thích hợp pH 5,5 - 6,5), thậm chí nhiều nơi nếu gặp mưa là đất nổi váng vàng bã trầu, đất lại rất nghèo Lân và các chất trung lượng, vi lượng như magie, silic, lưu huỳnh và bo, kẽm, chất mùn gắn kết hạt keo đất cũng rất nghèo kiệt, các yếu tố này tác động mạnh đến sinh trưởng phát triển cây cam sành.
Mặt khác, trước đây bà con thường bón phân đơn, phân NPK thông thường càng làm thoái hóa tầng đất canh tác, cây cam rất chậm lớn, thân cành không mỡ màng, lá mỏng, quả không đồng đều., dễ nhiễm sâu bệnh mà nguy hại nhất là bệnh “lá vàng gân xanh” hay bệnh Greening và bệnh Tristeza…, làm giảm năng suất, chất lượng quả cam và tăng hiện tượng suy thoái vườn cam.
Trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ra, chỉ có phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng được nhu cầu trên cho cây cam sành Hà Giang, Tuyên Quang. Phân lân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học, là phân khoáng thân thiện môi trường sinh thái.
Đặc biệt phân không tan trong nước, phân chỉ tan trong môi trường axít yếu do rễ cây tiết ra nên cây cần dùng đến đâu thì phân tan đến đó nên không bị rửa trôi, nếu bón nhiều quá thì vụ này cây dùng không hết vẫn để dành cho vụ sau mà không tạo hiện tương phú dưỡng cây hoặc đất. Do vậy, phân lân nung chảy Văn Điển thể hiện rất rõ tính ưu việt cho vùng thời tiết nóng, ẩm, đặc biệt trên địa hình đồi dốc, phù hợp cho thâm canh mọi cây trồng, đăc biệt cho cây ăn quả lâu năm.
Qua nhiều năm thử nghiệm và mở rộng ra sản xuất, hiện nay nông dân thâm canh cam sành Hà Giang, Tuyên Quang đã quen dùng phân nung chảy Văn Điển và một số sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển, công thức NPK 5 :10 :3, 10 :7 :3… và 12 :5 :10, 13 :3 :13, 12 :12 :17, 12 :7 :20…
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển khác với các loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, ka li còn có các chất trung và vi lượng rất cần thiết cho cây cam, giúp tăng năng suất, chất lượng, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất.
Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối tất cả các loại chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cam trong suốt cả niên vụ. Thực tiễn sản xuất cho thấy bón phân Văn Điển giúp cây cam phát triển khoẻ, cân đối, lá màu xanh, sáng, bản lá dầy, phòng chống sâu bệnh hại, tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn đồng đều, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn
Đặc biệt khi chín màu vỏ vàng thẫm rất hấp dẫn, năng suất cao, độ ngọt tăng, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn. Thương hiệu phân bón Văn Điển đã gắn bó với bà con nông dân trên vùng đất chuyên canh cây cam sành Hà Giang- Tuyên Quang.
Kinh nghiệm bón phân Văn Điển cho cây cam sành Hà Giang -Tuyên Quang:
Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả, sau thu quả, dọn vệ sinh, cắt cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh, cuốc xới cho bớt rễ tơ xung quanh tán cây, có thể tạo rãnh theo hình chiếu tán cây rồi tiến hành bón phân vùi sâu gồm: lân nung chảy Văn Điển cho mỗi gốc 3-5kg + thêm 0,5 - 1,0kg đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 5.10.3 hoặc 10:7:3, công thêm 10 - 15kg phân hữu cơ hoai mục; vùi phân lân và phân hữu cơ xuống dưới rãnh, đảo phân đa yếu tố NPK với đất rồi rải lên trên, lấp đất 2/3 rãnh. Nếu có cỏ, rác tủ rãnh càng tốt.
Đợt 2: Sau khi đậu quả (quả bằng ngón tay) bón nuôi quả.
Đợt 3: Bón nuôi quả (bón phân vào tháng 5-6). Hai đợt này chủ yếu sử dụng phân ĐYT NPK 12:5:10 hoặc 12:3:10, 12:8:12.mỗi lần bón 0.3-0.5kg.
Đợt 4: trước khi thu hoạch 1 - 1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Đợt này chủ yếu dùng phân bón ĐYT NPK Văn Điển: 13:3:13 hoặc 12-12-17, lượng bón trung bình 0.5-0.7kg