Dù giá cà phê biến động, nếu bà con biết ứng dụng kỹ thuật được khuyến cáo và sử dụng đúng phân bón, sẽ vừa tiết kiệm được đầu tư, vừa hiệu quả kinh tế.
Bài này tác giả giới thiệu tóm lược công trình nghiên cứu do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh Đăk Lăk phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện tại 6 địa bàn trong tỉnh vào năm 2013, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột, huyện Cư Kuin, huyện Krong Pách, huyện CưMgar, huyện KrongNăng và huyện EaHleo.
Mỗi điểm có một hộ tham gia khảo nghiệm trên diện tích 5.000m2, trong đó có 4 công thức sử dụng phân Đầu Trâu chuyên dùng triển khai trên diện tích 4.000m2, còn 1.000m2 sử dụng phân bón và kỹ thuật tối ưu của từng hộ đã tích lũy được trong nhiều năm để làm đối chứng. Để kỹ thuật dễ được ứng dụng vào sản xuất nên các biện pháp canh tác, giống, làm đất, chăm sóc, tưới nước và thu hoạch đều làm theo kỹ thuật của từng hộ. Chỉ khác nhau là chủng loại và liều lượng phân bón giữa các công thức bón phân Đầu Trâu với nền phân đối chứng của các hộ là khác nhau. Công thức phân bón sử dụng được thể hiện trong bảng 1 dưới đây:
Liều lượng và chủng loại phân Đầu Trâu chuyên dùng:
NPK 16-16-8+TE: Bón 70 kg/lần/công thức (1.000m2)
Đầu Trâu Tăng trưởng: Bón 60kg/lần/công thức
Đầu Trâu Chắc hạt: Bón 70 kg/lần/công thức
NPK 16-16-13+TE: Bón 75 kg/lần/công thức
NPK 16-8-16-13S+TE (hạt): Bón 75 kg/lần/công thức
Tính tổng hợp theo nguyên chất, bình quân 4 công thức phân Đầu Trâu chuyên dùng có tỷ lệ N:P205:K20 là 346 - 240 - 266kg/ha còn bình quân nền phân của 6 hộ từ 6 điểm là 433 - 260 - 259kg/ha. Không kể lân và kali, bình quân các hộ dân bón mức đạm (N) cao hơn nền phân Đầu Trâu chuyên dùng là 87kg hay cao hơn 25% chất N. Còn lân và kali hơn kém nhau không đáng kể.
Các hộ nông dân không những bón lượng N cao hơn so với các công thức bón phân Đầu Trâu chuyên dùng mà còn khác nhau về dạng loại phân, số lượng, cách bón và phân phối thời gian bón. Do đó dẫn đến các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố năng suất và năng suất cà phê nhân cũng khác nhau. Để dễ theo dõi và đánh giá có cơ sở khoa học hơn về hiệu lực của các nền phân khác nhau đến sinh trưởng và năng suất cà phê, xin mời đọc giả tham khảo bảng số liệu dưới đây:
So sánh các chỉ tiêu về sinh trưởng các yếu tố năng suất và năng suất, hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân Đầu Trâu chuyên dùng so với nền phân đối chứng của nông dân (bình quân của 6 điểm).
Bón phân Đầu Trâu chuyên dùng cho cà phê tuy lượng N ít hơn bình quân của các hộ là 25% nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng được pha chế cân đối và đầy đủ trung vi lượng. Điều này đã ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cà phê, thể hiện màu sắc xanh đậm, lá bóng mượt, ở các công thức đối chứng không thể hiện được đặc trưng đó.
Nhờ vậy, các đặc điểm sinh trưởng như độ dài cành dự trữ ở cả 4 công thức bón phân Đầu Trâu đều cao hơn so với nền phân do nông dân tự chọn là 4,45cm/cành; số quả trên chùm cao hơn đối chứng là 2,43 quả; chất lượng quả tốt hơn, thể hiện tỷ lệ nhân tươi trên nhân khô thấp hơn 0,16kg so với đối chứng (vỏ quả chứa ít nước hơn so đối chứng).
Trọng lượng nhân cà phê nặng hơn đối chứng là 1,225gr/100 nhân. Từ đó dẫn đến năng suất cà phê nhân của các công thức bón phân Đầu Trâu chuyên dùng cao hơn đối chứng từ 360 đến 490kg/ha. Trong đó, công thức bón đầu mùa mưa 600kg phân Đầu Trâu Trăng trưởng, giữa mùa mưa bón 750kg Đầu Trâu NPK 16-16-13+TE và cuối mùa mưa bón 700kg Đầu Trâu Chắc hạt/ha đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn cả 6 điểm trình diễn.
Vào thời điểm nghiên cứu, giá cà phê hấp dẫn hơn nên hiệu quả kinh tế mang lại của các công thức bón phân Đầu Trâu chuyên dùng cho cà phê đều cao hơn rất đáng kể. Nhưng nếu chỉ lấy giá cà phê hiện nay (tháng 7/2022) là 43.000đ/kg tại Tây Nguyên thì với năng suất tăng thêm ở các công thức bón phân Đầu Trâu cũng đã mang lại lợi nhuận cao hơn nền kỹ thuật của nông dân từ 15,5 đến 21,1 triệu đồng/ha.
Vậy là dù giá cả nông sản, đặc biệt là giá cà phê biến động và thiếu hấp dẫn như những năm của thập kỷ trước, nhưng nếu bà con biết ứng dụng gói kỹ thuật được khuyến cáo hiện nay như cải tiến giống, tái canh các nương cà phê già cỗi, áp dụng cơ giới hóa, trồng xen cây ăn quả vào nương cà phê và sử dụng đúng các chủng loại phân có chất lượng cao thì vừa tiết kiệm được đầu tư, lại có hiệu quả kinh tế khá hấp dẫn và trồng cà phê vẫn trở nên khá giả là điều chắc chắn.