Phân lân Văn Điển: Nâng giá trị cho nông sản Tây Nguyên

03:21 CH @ Thứ Sáu - 03 Tháng Sáu, 2022

Phân lân Văn Điển đã góp phần nâng cao giá trị các loại nông sản chủ lực nước ta, đưa các loại nông sản định danh rõ ràng hơn trên bản đồ nông sản thế giới.

Trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan nơi Tây Nguyên hùng vĩ, nhiều năm nay, phân lân Văn Điển đã góp phần nâng cao giá trị các loại nông sản chủ lực nước ta, đưa các loại nông sản định danh rõ ràng hơn trên bản đồ nông sản thế giới.

Đất Tây Nguyên kém màu vì thói quen canh tác

Tây Nguyên có hơn một triệu ha đất đỏ bazan, đất xám thuộc 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, vùng cao nguyên rộng lớn phía Tây dãy Trường Sơn. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, đất đai phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái, rau màu lương thực. Từ vùng đất đỏ bazan, cây hồ tiêu, cà phê, cao su… nhiều năm nay đã vươn mình ra thế giới, định danh rõ thương hiệu và giá trị nhờ kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng.

Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê trên đất Tây Nguyên cho thấy cây cà phê cần những yếu tố dinh dưỡng chính là Đạm (N); Lân (P2O5) và Kali (K2O), ngoài ra cây cà phê được trồng trên vùng đất Tây Nguyên rất cần bổ sung thêm các chất trung lượng và vi lượng khác để cho năng suất ổn định và chất lượng tốt nhất.

Đất Tây Nguyên trước đây thiếu lưu huỳnh nhưng theo các chuyên gia nông nghiệp, hàm lượng lưu huỳnh trong tầng đất mặt ở Tây Nguyên quá cao (86ppm) có nguy cơ ngộ độc cho cà phê. Nguyên nhân là do nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng lưu huỳnh cao NPK 16.16.8-13S theo thói quen đã có từ thời trước giải phóng và lâu ngày S tích tụ lại; bên cạnh đó hàng năm nước ta nhập khẩu hàng vạn tấn đạm SA với hàm lượng 24% (S) để sản xuất NPK đồng thời sử dụng hàng triệu tấn supe lân với hàm lượng 12% lưu huỳnh. Nhiều thập kỷ qua, nông dân đã dùng các loại phân trên gây nên tình trạng chua hóa đất và tích tụ lưu huỳnh gây ngộ độc.

Bên cạnh đó, đất trồng Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế như hiện tượng rửa trôi màu diễn ra mạnh về mùa mưa, làm bào mòn mất đi nhiều loại dinh dưỡng, giảm năng suất chất lượng cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái giảm…

Sự lựa chọn đúng đắn

Từ đặc điểm của đất trồng cà phê Tây Nguyên và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, phân bón Văn Điển bao gồm phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã nhiều năm được các nhà vườn ở Tây Nguyên sử dụng để thâm canh cây cà phê.

Nhiều công trình đề tài khoa học nghiên cứu phân bón cho cây trồng ở đất Tây Nguyên, kéo dài hơn 10 năm của Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy: Phân lân nung chảy Văn Điển đạt hiệu quả cao hơn so với các loại phân lân đang có mặt trên thị trường, tăng năng suất hơn 11,2%, phân đa yếu tố NPK Văn Điển cũng tăng 15% so với các loại NPK khác.

Phân bón Văn Điển có hiệu quả cao do chứa đầy đủ và tỷ lệ % cao các loại dinh dưỡng đạm, lân, kali, vôi, magie, silic, bo, kẽm, đồng, coban, mangan mà đất đang thiếu, cây trồng no đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh cho năng suất cao.

Ngay sau kết quả nghiên cứu được công bố năm 2000, nhiều thực nghiệm đồng rộng cho các chủ vườn, các hộ nông dân sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su, bơ, sầu riêng, lúa, ngô và rau đều cho kết quả vượt trội. Nhiều hội thảo, tham quan do hội nông dân các tỉnh, phối hợp đại lý phân bón địa phương tổ chức cho hàng vạn nông dân tiếp cận.

Đồng đất xã IaGlai – Gia Lai có hơn 1.000ha chủ yếu trồng cà phê và tiêu, rất ưa dòng phân lân nung chảy Văn Điển, do có bộ rễ chậm phát triển, rễ ăn nổi nên cần nhiều loại dinh dưỡng, phân lân Văn Điển không rửa trôi, có đến 10 loại dinh dưỡng cung cấp cho tiêu, cây khỏe, lá dày, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, hạt mẩy dễ bán, lời cao. Còn phân đa yếu tố NPK Văn Điển nuôi trái tốt bền từ đầu vụ đến cuối vụ không phải đầu tư thêm phân đơn hoặc phân khác.

Riêng với cây cao su, phân bón Văn Điển được bà con Tây Nguyên sử dụng rất sớm. Từ những năm 1980, các nhà vườn trồng cao su đã tìm được loại phân phù hợp đó là phân lân nung chảy Văn Điển, cây cao su rất cần lân dễ tiêu liên tục trong suốt thời gian cho mủ, các loại phân lân khác tan nhanh, rửa trôi nên cây đói lân, chỉ có phân lân Văn Điển là tan từ từ theo dịch chua của cây tiết ra hấp thụ theo nhu cầu của cây, bên cạnh chất lân phân lân Văn Điển còn chứa canxi (vôi), magie (MgO); silic (SiO2) và vi lượng cao là tiền đề cho cây tạo mủ nhiều.

Phó giáo sư, tiến sĩ Mai Thành Phụng – Nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu cấp nhà nước về phân bón nhận xét: Phân bón Văn Điển là một trong những thương hiệu có uy tín hàng đầu về chất lượng, hiệu quả với tất cả các loại cây trồng đặc biệt một số loại cây có giá trị kinh tế cao ở Tây Nguyên.

Đất đỏ bazan Tây Nguyên tuy độ phì tiềm tàng cao nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cây trồng như quá chua, quá nghèo lân dễ tiêu, quá nghèo vôi, magie, silic, vi lượng mà các loại phân đơn, phân Văn Điển đã đáp ứng được sự thiếu hụt trong đất. Sau khi bón cây trồng no đủ, sức khỏe tốt lên, sức đề kháng sâu bệnh cao, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn cho người nông dân và nâng cao giá trị nông sản”.

Đất trồng cà phê, hồ tiêu, cao su ở Tây Nguyên rất phù hợp với phân bón Văn Điển, vượt trội về hiệu quả năng suất, chất lượng so với các loại phân khác. Phân bón Văn Điển đã đồng hành với sản xuất cà phê, hồ tiêu, cao su của bà con Tây Nguyên. Hàng năm công ty cung ứng trên 10 vạn tấn phân lân, phân NPK Văn Điển cho sản xuất nông nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên trong đó chủ yếu cây cà phê, hồ tiêu, cao su với chất lượng tốt nhất