Ưu điểm, lợi thế của Phân bón Văn Điển rất phù hợp với đặc thù tiểu khí hậu, đồng đất Sơn La, nhất là các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su,...
Đặc điểm tiểu vùng khí hậu cho cây cà phê chè ở Sơn La
Diện tích cà phê chè Aribica tỉnh Sơn La hiện hơn 17.500ha, tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp, Yên Châu và thành phố Sơn La.
Đây là những vùng tiểu khí hậu đặc trưng phù hợp sinh học của cà phê chè. Đó là nóng mưa vào mùa hạ, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm, lạnh khô vào mùa đông nhiệt độ từ 18 độ C - 25 độ C, độ cao so mực nước biển từ 600 - 2.500m.
Chất đất ở Sơn La có nhiều ưu điểm như: Đất đỏ vàng, đỏ nâu với tầng canh tác dày 0,5 - 2m, tơi xốp. Tuy nhiên, tính chất nông học ở những loại đất này độ pH thấp (đất chua), pH thường < 4,2 (cây cà phê chè thường yên cầu pH từ 4,6 - 5,5), đất nghèo lân, vôi, magie, kali và các chất vi lượng như Bo (B), kẽm (Zn), đồng (Cu), Coban (Co)…
Bên cạnh đó, do Sơn La có độ dốc cao nên hàng năm lượng đất màu bị rửa trôi, xói mòn kéo theo các chất dinh dưỡng trong đất hoặc phân bón loại tan nhanh, dẫn đến cà phê thiếu ăn, sinh trưởng kém, cằn cỗi. Đặc biệt, các nhà vườn thường ít chú ý đến sự bền vững của đất và môi trường sinh thái, hạn chế về kỹ thuật chăm sóc đặc biệt lựa chọn loại phân bón nào phù hợp cho cây cà phê chè.
Theo các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, cây cà phê chè ở Sơn La cho năng suất cao, chất lượng tốt, cần những loại chất dinh dưỡng như sau:
Chất đạm (N) thời kỳ trồng mới: Từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, cây cà phê chè cần đạm là chủ yếu, sau đó đến lân, các chất trung vi lượng cần rất ít. Từ năm thứ 4 trở đi, cây cho quả thời kỳ kinh doanh nhu cầu của cây thay đổi.
Cây cà phê chè cần nhiều các chất: Lân (P2O5), kali (K2O), vôi (CaO), magie (MgO), Đạm (N), cùng các chất vi lượng: Bo (B); Kẽm (Zn); Đồng (Cu), mangan (Mn); Coban (Co)… Khảo sát thực tiễn một số vùng đất trồng cà phê chè thời kỳ kinh doanh cho thấy, hầu hết lượng đạm (N) trong đất không thiếu, mà rất thiếu lân, kali, vôi (canxi), magie và vi lượng, bộ lá xanh đen, cành bánh tẻ nhỏ, vỏ sần sùi, hoa nhỏ, quả bé, nhiều sâu bệnh, năng suất, chất lượng giảm.
Từ thực tiễn sản xuất cà phê chà ở Sơn La, Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển phối hợp với các nhà khoa học, hội nông dân, nhà đại lý phân phối khảo nghiệm mô hình bón phân Văn Điển cho cây cà phê chè thời kỳ kinh doanh tại thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn từ những năm 2010 - 2011.
Các loại phân được sử dụng trong mô hình là: Phân lân nung chảy Văn Điển, phân đa yếu tố NPK Văn Điển 5.10.3; đa yếu tố NPK Văn Điển 12.5.10; đa yếu tố NPK Văn Điển 12.8.12 đã cho hiệu quả cao, năng suất hạt đạt 2,2 tấn/ha, tăng 1,4 lần so đối chứng (phân thông thường).
Cà phê bón phân bón Văn Điển chất lượng tốt, sâu bệnh giảm 2/3, được bà con hưởng ứng lan tỏa trên nhiều vùng trồng cà phê tại thành phố Sơn La, Mai Sơn, Thuận Châu…
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cà phê chè tại Sơn La
Đợt 1: Bón phân cho cây cà phê sau thu hoạch
Việc cung cấp dinh dưỡng lúc này vô cùng quan trọng giúp cây nhanh chóng được phục hồi sức khỏe, lượng phân bón cho cây mỗi cây như sau.
+ Phân chuồng hoai mục (phân bò, trâu) 20 - 25kg.
+ Phân lân nung chảy Văn Điển: 2 -3kg
+ Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 Văn Điển: 0,5 - 1kg
Đào rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, tán rộng đến đâu tạo rãnh bón phân đến đấy, rộng 30cm, sâu 15 - 20cm, đưa phân chuồng hoai + Lân nung chảy Văn Điển + NPK Văn Điển 5.10.3 rải đều xuống rãnh sau đó lấp đất, tưới ẩm.
Đợt 2: Bón thúc ra hoa đầu mùa mưa
Sử dụng NPK 12.5.10 Văn Điển: Lượng bón 1 -1,5 kg/cây, rải đều phân trên rãnh đã bón đợt 1 sau thu hoạch, bón xong tưới nước hoặc bón sau mưa khi đất còn độ ẩm khoảng 80%. Nếu đợt 1 sau thu hoạch chưa bón lân Văn Điển thì bón lân Văn Điển vào đợt 2, lượng bón 2kg/cây.
Đợt 3: Bón thúc đậu quả và nuôi quả
Vào khoảng tháng 6, tháng 7, sử dụng NPK 12.8.12 Văn Điển, lượng bón từ 1 -2kg/cây, rải đều phân dưới tán cây cách gốc 80 - 100cm, sau đó tưới nước, nếu không chủ động tưới thì bón trước khi mưa.
Đợt 4: Bón thúc quả lớn, đồng thời tái tạo cành lá bánh tẻ cho quả năm sau
Sử dụng NPK 12.8.12 Văn Điển, lượng bón 1 -1,5 kg/cây. Rải đều phân dưới tán lá cách gốc 80 - 100cm, sau đó tưới nước. Nương cà phê có độ dốc cao bón phân vào mép bồn giữ màu.
+ Lân nung chảy Văn Điển: Có thành phần dinh dưỡng: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%. Vi lượng: B = 0,2%; Zn = 0,2%; Cu = 0,04%; Mn = 0,01%; Co = 0,01%
+ Đa yếu tố NPK Văn Điển 5.10.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 9%; S= 2% và 6 vi lượng: B ; Zn; Fe; Mn; Cu; Co…
+ Đa yếu tố NPK Văn Điển 12.5.10: Có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S= 6% và 6 vi lượng: B ; Zn; Fe; Mn; Cu; Co…
+ Đa yếu tố NPK Văn Điển 12.8.12: Có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S= 2% và 6 vi lượng: B ; Zn; Fe; Mn; Cu; Co…
Điểm khác biệt vượt trội của phân bón Văn Điển so với các loại phân khác là: Phân Văn Điển có đầy đủ nhất các loại chất dinh dưỡng mà cây cà phê chè cần (13 loại dinh dưỡng) gồm ba chất đa lượng cân đối (N-P-K); 4 chất trung lượng: vôi (CaO), magie (MgO); silic (SiO2); lưu huỳnh (S); 6 chất vi lượng: B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co,… trong khi các loại phân bón khác thiếu vôi, magie, silic, vi lượng, tan nhanh, rửa trôi mạnh gặp mưa hoặc tưới, làm chua đất, bạc màu đất.
Phân bón Văn Điển tan từ từ nên hạn chế rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng từ từ, cây tốt bền, khử chua đất bồi dưỡng đất tốt. Cây cà phê chè được bón phân Văn Điển no đủ, cây khỏe, lá bền, bộ lá dày, xanh sáng bóng, vỏ cành, thân nhẵn, hoa to, sai quả, quả lớn đồng đều, tỷ lệ quả 2 – 3 nhân trên 90%, năng suất cao chất lượng tốt.
Hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cao su tại Sơn La
Cao su là cây trồng mới của tỉnh Sơn La, từ năm 2007 tỉnh đã quy hoạch và triển khai chương trình phát triển cây cao su, đến nay đã có gần 8.000ha cây cao su đã và đang khai thác mủ. Cao su ở tỉnh Sơn La tập trung ở các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Yên Châu và Vân Hồ.
Đất trồng cao su ở Sơn La phần lớn đất dốc, nghèo dinh dưỡng đặc biệt nghèo lân (P2O5); nghèo vôi (CaO); nghèo magie (MgO) và vi lượng tập trung 2 loại là Bo (B) và kẽm (Zn) nâng cao chất lượng mủ.
Do độ dốc lớn hầu hết > 150, rửa trôi mạnh do mưa các hạt sét, limon, cùng dinh dưỡng nên đất rất chua, qua khảo sát cho thấy độ pH < 4,0 cây cao su cần pH từ 5,0-6,0), việc sử dụng các loại phân có gốc chua như lân supe, các loại phân tan nhanh như NPK thông thường, đạm urê, kali, rửa trôi mạnh giảm hiệu lực của phân, phá hủy keo đất, cây trồng luôn luôn “đói” dinh dưỡng và đất ngày càng chua hóa, bạc màu.
Cây cao su không kén đất nhưng phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu nông học thì cây khỏe, sản xuất mủ cao và chất lượng tốt. Kết quả một số mô hình sử dụng phân bón Văn Điển ở các huyện: Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, cho kết quả vượt trội, so với bón phân truyền thống (Phân đơn, phân NPK thông thường).
Cây cao su thời kỳ kinh doanh cần đầy đủ: Lân, kali, đạm, vôi, magie, lưu huỳnh và vi lượng… nhiều nơi bà con nông dân chưa hiểu biết nên lạm dụng sử dụng nhiều phân đơn như đạm, lân supe hoặc dùng một số loại NPK thông thường để bón, kết quả là cây yếu, thừa đạm, thân, cành nhỏ, dễ mắc sâu bệnh, vỏ sần sùi nhiều mắt cua, sức sản xuất mủ thấp.
Khi bà con chuyển sang bón phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 14%; SiO2 = 24%; và 6 loại vi lượng: B ; Zn; Fe; Mn; Cu; Co… không tan trong nước, hạn chế rửa trôi, tốt trong dịch chua, rễ cây tiết ra khi tiếp xúc với phân.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cao su có sản phẩm sau:
+ NPK Văn Điển 12.8.12, có thành phân dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S= 3% và các chất vi lượng: B ; Zn; Fe; Mn; Cu; Co… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu đạt 60%. Phân tan từ từ, hạn chế rửa trôi.
Phân bón Văn Điển chứa đầy đủ các chất đa lượng N-P-K trung lượng CaO, MgO, SiO2, S và vi lượng, tổng số 13 loại chất dinh dưỡng, cao su thân mập, vỏ nhẵn, lá dày, sức sản xuất mủ cao, chất lượng mủ tốt, hiệu quả kinh tế gấp 2 lần sử dụng phân bón thông thường.
Cách sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cao su thời kỳ kinh doanh tại Sơn La như sau:
Sau trồng 5 - 6 năm cây có chu vi > 50cm, cao > 1,5m, bắt đầu cho thu hoạch mủ, từ năm thứ 7 cây bước vào giai đoạn khai thác mủ, thời gian khai thác kéo dài hàng chục năm.
Hàng năm cây phát triển thân, cành, lá, hoa, quả, cây còn sản xuất lượng mủ lớn, cần lượng dinh dưỡng không nhỏ từ đất. Bởi vậy cần xác định chất lượng đất, tình trạng thực tế của vườn để bón phân cho phù hợp. Lượng bón hàng năm cho 1 (ha) cao từ năm cạo mủ thứ 7 đến năm cạo mủ thứ 11 được khuyến cáo như sau:
Đất hạng 1a và 1b bón 500 - 600 kg lân Văn Điển và 600- 700 kg NPK 12.8.12. Đất hạng 2a và 2b bón 600 - 700kg lân Văn Điển và 700 - 800kg NPK 12.8.12. Đất hạng 3 bón 700 - 1000kg lân Văn Điển và 800 - 1.000kg NPK 12.8.12 từ năm cạo mủ thứ 12 trở đi bón tăng lượng lân Văn Điển và NPK cho mỗi hạng là 15%.
+ Thời vụ bón phân: Chia lượng phân bón NPK Văn Điển hàng năm thành 3 phần: 2/3 lượng phân NPK Văn Điển bón vào đầu mùa mưa + 100% lân Văn Điển. Còn 1/3 lượng NPK Văn Điển bón cuối mùa mưa (tháng 8, 9)
+ Cách bón: Rải đều phân trên mặt đất theo băng rộng 1 - 1,5m giữa hai hàng cao su theo vầng tán lá. Xới nhẹ đất lấp phân tránh đứt rễ cây, hoặc bón phân đón mưa, hay sau mưa khi đất còn ẩm. Những vườn cao su có độ dốc cao > 150 bón vào mép bồn giữ phân, lấy lá, cỏ khô phủ kín phân.
Cây cao su được bón đầy đủ phân Văn Điển, cây khỏe, thân vỏ bóng, nhanh liền sẹo sau cạo mủ, đường kính thân phát triển nhanh, màu lá xanh sáng bóng, ít rụng lá, khả năng quang hợp cao, sản xuất nhiều nhựa cho năng suất chất lượng tốt. Cao su tăng khả năng chịu hạn, chịu rét. Phân bón Văn Điển không gây độc cho đất, không gây ô nhiễm môi trường, cân bằng lại dinh dưỡng trong đất, kéo dài tuổi thọ khai thác mủ của cao su.