Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom đã tăng vọt 3,1% lên mức cao nhất trong 5 tháng do chính sách nới lỏng tiền tệ của Trung Quốc và triển vọng Hy Lạp đạt được thỏa thuận gói cứu trợ tài chính thứ hai làm giá cổ phiếu và giá dầu cao hơn trong khi đồng yên tụt xuống mức thấp nhất 6 tháng so với đồng đô la. Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 18/02 đã cắt giảm hệ số dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng cho vay ước tính khoảng 350 – 400 tỷ NDT. Các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro dự kiến thông qua chương trình cứu trợ 130 tỷ euro cho Hy Lạp. Dầu thô kỳ hạn Hoa Kỳ tăng lên mức cao mới trong 9 tháng trong phiên đầu tuần sau khi Iran ngừng cung cấp dầu cho Anh và Pháp. Các thông tin trên đã nâng đỡ thị trường hàng hóa nói chung và hỗ trợ giá cao su trên cả sàn Tocom và Thượng Hải tăng liên tiếp trong 3 phiên đầu tuần này.
Tuy nhiên sau khi tăng liên tiếp 3 phiên từ đầu tuần thì trên thị trường đã xuất hiện hoạt động bán ra để thu lợi cho nên đến phiên 23/2 giá đã đồng loạt giảm trên hai sàn Tocom và Thượng Hải. Mặc dù vậy mức giảm cũng chỉ dưới 1% và vẫn cao hơn mức giá của các phiên đầu tuần.
Chốt phiên giao dịch ngày 23/02, giá cao su trên sàn Tocom đã giảm từ 0,1- 2,7 yên/kg so với phiên ngày hôm trước và vẫn tăng trên 6 yên/kg so với phiên đầu tuần. Kỳ hạn tháng 5 có mức giảm 0,2% (0,7 yên/kg) xuống mức 330,7 yên/kg; kỳ hạn tháng 6 và tháng 7 cũng giảm lần lượt 0,4 yên/kg và 0,1 yên/kg xuống mức 334,6 yên/kg và 337,5 yên/kg so với phiên 20/02.
Tại sàn giao dịch Thượng Hải, chốt phiên giao dịch 23/02, giá cao su kỳ hạn tháng 5; 6 giảm lần lượt 155 NDT/tấn; 80 NDT/tấn xuống mức 28.805 NDT/tấn; 28.595 NDT/tấn so với ngày trước đó. Tuy nhiên so với phiên đầu tuần giá cao su của 2 kỳ hạn trên vẫn tăng 720 NDT/tấn và 750 NDT/tấn.
Trung bình tuần giácao su RSS3 "">cao su RSS3tại Thái Lan tăng 1 THB/kg lên 126 THB/kg; giácao su RSS3 "">cao su RSS3tại Tokyo tăng 12 JPY/kg lên 314 JPY/kg so với tuần trước.
Trên thị trường năng lượng,giá dầu thô trên cả hai thị trường London và New York đều lập kỷ lục cao nhất trong vòng 9 tháng (tính theo USD), với dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ đóng cửa phiên giao dịch 23/2 (kết thúc vào rạng sáng 24/2 giờ VN) đạt 107,83 USD/thùng, tức là tăng 1,5% so với phiên giao dịch trước đó. Sau phiên giao dịch, giá dầu Mỹ vẫn tiếp tục tăng, lên 107,83 USD, cách không xa mốc kỷ lục 109,38 USD đạt được hôm 5/5 năm ngoái. Dầu Brent cũng lập kỷ lục cao mới trong vòng 9 tháng là 123,62 USD/thùng. Tính theo euro dầu Brent đạt 93,60 euro/thùng, vượt kỷ lục trước là 93,46 euro đạt được hôm 3/7/2008. Tính từ đầu tuần tới nay, dầu Brent đã tăng giá gần 2,5%, gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Dầu cao và đồng USD mạnh có thể sẽ gây ảnh hưởng hơn nữa tới nhóm quốc gia vốn đã lao đao từ mấy năm nay này.
Tại thị trường biên mậu giao dịch về mặt hàng cao su thiên nhiên tiến triển chậm. Sản lượng cao su xuất nhập khẩu trong tuần qua tại cửa khẩu Móng Cái dao động thất thường, có ngày chỉ vài trăm tấn, nhưng cũng có ngày đạt đến 400- 500 tấn. Hiện tại giá chưa ổn định, chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất trong tuần lên đến hơn 2.000 NDT/tấn. Một số đơn vị xuất khẩu do thiếu cập nhật thông tin hàng ngày đưa sản phẩm ra cửa khẩu gặp khi giá giảm, thua thiệt nhiều tỷ đồng. Tình hình này có nguyên nhân từ thị trường Trung Quố, bởi nhu cầu thay đổi do khâu tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy sản xuất săm lốp không thuận lợi, việc xuất khẩu sang EU và Mỹ không suôn sẻ đã ảnh hưởng đáng kể đến việc nhập khẩu nguyên liệu. Trước tình hình này một số đơn vị xuất khẩu cao su Việt Nam đã chuyển luồng giao dịch đến cửa khẩu Lào Cai để xuất hàng vào khu vực miền Tây và Tây Nam Trung Quốc. Tại cửa khẩu này, sản lượng cao su giao dịch hàng ngày đạt từ 500 tấn trở lên và giá đạt mức hơn 22.000 NDT/tấn.
cao su">Cao suSVR3L (chưa bao gồm thuế) tạithị trườngcửa khẩu MóngCái – Đông Kinh ngày 23.2.2012 được chốt quanh mức 23.800NDT/tấn. Lượng giao dịch thưa thớt
Tổng cục Hải quan vừa công bố sản lượng cao su xuất sang thị trườngTrung Quốcquý 1/2012 đạt 69,822 tấn. Giá xuất bình quân đạt thấp, chỉ khoảng 2.746 USD/tấn, giảm 8,8% so với tháng 12/2011. Năm 2011, trong tổng số 208 doanh nghiệp xuất khẩu cao su, vẫn có đến 165 doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất tiểu ngạch. Cao su vẫn được xuất nhiều theo đường tiểu ngạch do phíaTrung Quốc đang áp thuế nhập khẩu cao su chính ngạch ở mức 25% (tiểu ngạch 0%). Phương thức mua bán tiểu ngạch mà doanh nghiệp Việt Nam đánh giá không còn hấp dẫn thì vớithương nhânTrung Quốc, việc phải chịu mức thuế quá cao nên vẫn khiến họ thích lựa chọn.
Tại thị trường trong nước giá cao su cũng tăng liên tục theo thế giới. Hiện cao su SVR CV xuất khẩu ở mức 3.995 USD/tấn trong khi loại SVR L là 3.820 USD/tấn, tăng mạnh so với mức 3.400 – 3.500 USD/tấn thời điểm cuối tháng 1. Cao su SVR 3L giao dịch trên sàn Sacom-Ste ở quanh mức 76,5 – 77 triệu đồng/tấn, tăng xấp xỉ 10 triệu đồng/tấn so với cách đây 1 tháng.
Theo số liệu thống kê, trong nửa đầu tháng 2/2012 xuất khẩu cao su của Việt Nam đã đạt 60,1 nghìn tấn, trị giá 170,19 triệu USD gần bằng tổng lượng cao su xuất khẩu trong cả tháng 1. Cao su SVR 3L là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với 25,37 nghìn tấn, trị giá 86,1 triệu USD. Tiếp theo là SVR 10 với 11,27 nghìn tấn. So với tháng 1 giá xuất khẩu cao su cũng tăng 2,89% với cao su SVR 3L lên mức 3.393 USD/tấn. Giá cao su SVR CV60 và Latex tăng lên mức 3.495 USD/tấn và 2.153 USD/tấn
Trung Quốc vẫn là nhà tiêu thụ cao su lớn nhất của nước ta trong kỳ vừa qua với 33,32 nghìn tấn, trị giá 82,89 triệu USD, chiếm 55% tổng khối lượng cao su xuất khẩu.
Tin vắn
+ Kế hoạch can thiệp vào thị trườngcao su">cao sucủa Chính phủThái Lannhằmhỗ trợgiá đã bị chậm trễ vài tuần do quá trình làm luật và hiện nay có thể bắt đầu trong tháng ba.
+Theo ANRPC thị trường cao su toàn cầu đang hồi phục do nhu cầu từTrung Quốcgia tăng trong khi nguồn cung hạn chế. Dự trữcao su Trung Quốc">cao su Trung Quốctrên Sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải đã giảm 6% so với giữa tháng Giêng và nước này sẽ tiêu thụ khoảng 3.610.000 tấn trong niên vụ 2011 – 2012. Trong khi đó, giá cao su thiên nhiên cũng tăng lên do sản lượng giảm tại các nước sản xuất lớn trong khu vực nhưThái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ… do điều kiện thời tiết không thuận lợi.