Trong ngày giao dịch thứ hai của tuần, giá cao su kỳ hạn tại hai sàn giao dịch chủ chốt tiếp tục giảm do giá dầu trên sàn giao dịch Mỹ lao dốc sau báo cáo về số đơn đặt hàng hóa lâu bền của Mỹ tháng 1 giảm mạnh nhất trong 3 năm và giá nhà đất tại đây xuống mức thấp nhất từ 2006, báo hiệu cho sự tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu chậm lại.
Tuy nhiên giá cao su đã bật tăng trở lại trong hai ngày giao dịch tiếp theo nhờ dữ liệu sản xuất ô tô khả quan tại Nhật Bản và niềm tin về các khoản vay rẻ từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Ngày 29/2 hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản thông báo sản lượng ô tô du lịch nước này trong tháng 1 đã tăng 18,1% nhờ đà phục hồi kinh tế, được hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi và trợ cấp cho các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu.
Chốt phiên giao dịch ngày 01/03, giá cao su trên sàn Tocom đã tăng từ 1,8- 3,4 yên/kg so với phiên ngày hôm trước và vẫn tăng so với phiên đầu tuần. Kỳ hạn tháng 5; tháng 6 có mức tăng mạnh nhất 3,4 yên/kg lên mức 327,9 yên/kg và 332,6 yên/kg; kỳ hạn tháng 6 và tháng 7 cũng tăng lần lượt 3,2 yên/kg và 3,3 yên/kg lên mức 336,2 yên/kg và 339,2 yên/kg so với phiên 29/02. Tổng khối lượng trong phiên này lên tới 10.984 lots, trong đó kỳ hạn tháng 8 là 7.443 lots.
Tại sàn giao dịch Thượng Hải, chốt phiên giao dịch 01/03, giá cao su kỳ hạn tháng 4; tháng 5 tăng lần lượt 120 NDT/tấn và 185 NDT/tấn lên mức 29.290 NDT/tấn và 29.095 NDT/tấn so với ngày trước đó. Khối lượng giao dịch của kỳ hạn tháng 5 cũng lên tới 1.153 nghìn tấn. Đáng chú ý là giá cao su kỳ hạn tháng 7 đã giảm liên tục trong cả tuần và xuống mức 28.740 NDT/tấn
Trung bình tuần giácao su RSS3 "">cao su RSS3tại Thái Lan giảm 3 THB/kg xuống 123 THB/kg; giácao su RSS3 "">cao su RSS3tại Tokyo tăng 3 JPY/kg lên 320 JPY/kg so với tuần trước.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent ngày 01/03 tăng hơn 2% lên mức cao nhất 10 tháng, được hậu thuẫn bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự lo sợ rằng có thể xảy ra xung đột giữa Israel và Iran, và gián đoạn nguồn cung liên quan tới Iran và số liệu kinh tế lạc quan mới công bố. Dầu Brent tăng giá 2,9% lên 126,20 USD/thùng, còn dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ tăng 1,7% đạt 108,84 USD/thùng.
Tại thị trường biên mậu xuất khẩu cao su thiên nhiên qua cửa khẩu Móng Cái vẫn trì trệ trong khi khách hàng Trung Quốc có nhu cầu mạnh vềcao suhỗn hợp. Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, giao dịch xuất nhập khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên tại khu vực cửa khẩutiểu ngạchLục Lầm – La Phù vẫn tiếp tục ở trạng thái trầm lắng. Doanh nghiệp hai bên thực thi các hợp đồng kinh tế giá trị từ 650.000 – 750.000 NDT tức khoảng 30 tấn đến 34 tấn cao suhàng hóatrong tuần đến ngày 25/2.Các doanh nghiệp Trung Quốc có quy mô kinh doanh vào loại lớn vẫn “án binh bất động” chưa ký một hợp đồng nào để nhập khẩu cao su từViệt Namtừ sau Tết Nhâm Thìn đến nay.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu của Trung Quốc mới áp dụng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp của họ nhập khẩu cao su hỗn hợp – là sản phẩm được ghi trong danh mục mặt hàng nguyên liệu được hưởng chế độ ưu đãi – theo hệ chính ngạch qua cầu Bắc Luân. Do vậy, một số xi nghiệp của Việt Nam có cơ sở tại Móng Cái để chế biến cao su hỗn hợp đã vận hành trở lại để có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ. Với 3 xí nghiệp đang hoạt động, sản lượng mỗi ngày đạt khoảng 250 tấn.Giá xuất khẩucao su hỗn hợp hiện đạt mức 22.600 NDT/tấn. Nếu 9 xí nghiệp hiện có tại Móng Cái đều hoạt động, mỗi ngày có khoảng 700 tấn cao su hỗn hợp để xuất khẩu tại chỗ.
Tại thị trường trong nước giá cao su cũng biến động cùng chiều với giá kỳ hạn tại sàn Tokyo. Giá đã giảm trong hai ngày đầu tuần sau đó tăng mạnh vào ngày 01/03. Giá cao su SVR CV và SVRL mua vào phiên 1/3 lần lượt tăng 666 đồng/kg và 508 đồng/kg so với ngày 28/2 lên mức 84.114 đồng/kg và 80.361 đồng/kg. Giá cao su SVR10 và SVR20 cũng lần lượt ở mức 76.003 đồng/kg và 75.862 đồng/kg, tăng 692 đồng/kg so với ngày 28/02.
Trung bình tuần giá mủ cao su tại Đồng Nai vẫn ổn định ở mức 22.000 đồng/kg so với tuần trước. Giá mủ nước cao su tại Bình Phước tăng 7.680 đồng/kg lên 24.480 đồng/kg
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê xuất khẩu cao su tháng 2 đạt 110 ngàn tấn, trị giá 314 triệu USD, tăng 57,14% về lượng và 63,54% về giá trị so với tháng 1. Còn theo ước tính của Bộ NN& PTNN xuất khẩu cao su tháng 2 đạt 80 ngàn tấn thu về 220 triệu USD.
Các yếu tố hỗ trợ giá cao su trong thời gian tới
Giá cao su thiên nhiên có thể tăng mạnh do sản lượng giảm bởi yếu tố mùa vụ đúng lúc nhu cầu bùng nổ từ Trung Quốc và Ấn Độ. Bắt đầu từ tháng 3, các nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới bao gồm Thái Lan, Malaysia và Indnoesia sẽ bước vào mùa khô – mùa cây rụng lá và cho ít mủ. Nguồn cung ra thị trường thế giới vì thế chắc chắn bị thắt chặt do sản lượng có thể giảm tới 40% so với bình thường. Giá vì thế thường tăng rất mạnh trong giai đoạn này, và năm ngoái đã thiết lập mức cao kỷ lục ở trên 535 Yên/kg hay 6.400 USD/tấn.
Cung yếu giữa lúc kinh tế toàn cầu xuất hiện các tín hiệu lạc quan cũng sẽ đẩy tăng giá. Tại Trung Quốc, ngân hàng trung ương đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng và phát đi tín hiệu sẽ hành động hơn nữa vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra ở Ấn Độ, ngành công nghiệp lốp xe và găng tay dự kiến sẽ phát triển mạnh trong năm nay nhằm phục vụ nhu cầu nội địa lẫn xuất khẩu.Nhu cầu cao suvì thế được kỳ vọng sẽ tăng mạnh. Giá dầu đắt đỏ, hiện ở quanh 123 USD/thùng dầu Bent bởi căng thẳng leo thang giữa Iran và các nước phương Tây quanh vấn đề hạt nhân cũng làm cho cao su thiên nhiên được chuộng hơn so vớicao su tổng hợp. Về lâu dài, giá cao su dự kiến sẽ đượchỗ trợvà duy trì mức cao do sản lượng năm nay dự kiến chỉ tăng 2,6% lên 10,53 triệu tấn, thấp hơn nhiều mức tăng 8,2% của năm 2011, theo dự báo mới nhất từ Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên. Nhu cầu của riêng các nưóc sản xuất trong khi đó dự kiến tăng 4,4% lên 6,47 triệu tấn.