Thị trường phân bón trong nước đến ngày 16/2/2011

08:56 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Hai, 2011

Thị trường phân bón trong nước những ngày đầu năm mới đã có nhiều chuyển biến tích cực. Lượng hàng tiêu thụ đang tăng lên và giá các loại phân bón cũng có khá nhiều biến động. Do tỷ giá ngoại tệ mới được điều chỉnh kết hợp với giá thế giới đang tăng nên trong thời gian tới nhiều khả năng giá các loại phân bón sẽ tăng mạnh. Thị trường tiêu thụ tại các vùng cụ thể như sau :

Tại Lào Cai : Do thời gian vừa qua vào dịp tết Nguyên đán đối với cả 2 nước Việt Nam và Trung Quốc nên lượng hàng tiêu thụ trên địa bàn Lào Cai tạm chững lại. Giá các loại phân bón nhìn chung ở mức ổn định. Các doanh nghiệp không dám nhập về lượng hàng lớn do giá trong nước chưa tăng mà giá ngoại tệ hiện đang ở mức cao. Giá một số mặt hàng cụ thể như sau :

- DAP : 3.700 CNY /tấn

- MAP : 3.100 CNY/tấn

- Urea : 2.300 CNY/tấn

- SA Trung Quốc : 1.100 CNY/tấn

Lượng hàng tồn trên địa bàn tỉnh Lào Cai cụ thể như sau :

- Phân bón SA mịn còn khoảng 10.400 tấn

- Phân bón SA hạt còn khoảng 200 tấn

- Phân bón UREA tiếng Anh và tiếng Trung bao trắng hoặc vàng còn khoảng 500 tấn

- Phân bón DAP (18-46) còn khoảng 500 tấn

- Phân MAP còn khoảng 500 tấn.

Tại Thái Bình : Hiện đang gieo cấy vụ Chiêm Xuân 2011 nên nhu cầu phân bón khá lớn. Lượng hàng được tiêu thụ chủ yếu là Supe Lân và NPK. Giá các loại phân bón hiện đang ở mức ổn định, riêng Urea có chiều hướng tăng cao trong những ngày gần đây. Giá một số mặt hàng cụ thể như sau :

- Supe Lân Lào Cai : 2.600 đ/Kg

- Supe Lân Lâm Thao : 2.600 đ/Kg

- NPK 5-10-3 Lâm Thao : 3.450 đ/Kg

- NPK 5-12-3 Ninh bình : 3100 đ/Kg

- Urea Trung Quốc : 8.200 đ/Kg

- Urea Phú Mỹ : 8.550 đ/Kg

- Kaly : 9.900 đ/Kg

Tại Hải Phòng : Hiện nay đang vào vụ Đông xuân nên nhu cầu về phân bón bắt đầu tăng lên nhưng giá tại thị trường trong nước vẫn tương đối ổn định do lượng hàng tồn kho ở các địa phương với mức giá thấp vẫn còn rất nhiều, trong khi đó giá phân bón qua đường tiểu ngạch có xu hướng tăng lên do tỷ giá giữa VND/Nhân dân tệ tăng. Dự kiến thời gian tới giá phân bón sẽ tăng mạnh đặc biệt là Urea Trung Quốc.

Lượng hàng tồn kho ở khu vực Hải Phòng:

- Urea : 10.000 tấn

- Kali : 8.500 tấn

Giá tham khảo của một số mặt hàng:

- Supe Lân Lào Cai : 2620 đ/kg

- SupeLân Lâm Thao: 2600 đ/kg

- Phân Urea:

+ Trung Quốc :8.100 ÷ 8.150đ/kg

+ Trung Đông :8.150 ÷ 8.200đ/kg

+ CIS :8.150 ÷ 8.200đ/kg

+ Phú Mỹ :8.350 ÷ 8.400đ/kg

- Phân Kali

+ CIS : 9.700 ÷ 9.750đ/kg

+ Israel : 9.600 ÷ 9.650đ/kg

Tại Đà Nẵng : Lượng hàng tiêu thụ khá ổn định và hiện đang tăng nhẹ, giá các loại phân bón ở mức ổn định, có một số loại tăng ở mức cao, thị trường hiện rất sôi động. Giá một số mặt hàng cụ thể như sau :

Supe Lân Lào Cai : 2.700 đ/kg

SupeLân Lâm Thao: 2680 đ/kg

Mặt hàng : NPK Phi 9800;

Ka ly Nga 9800;

Urea Phú mỹ : 8700 đ/Kg ;

Urea TQ tiếng Anh bao zin 8600;

SA Nhật : 4800-4900

Tại TP HCM : Giá các loại phân bón biến động liên tục, lượng hàng giao dịch hiện đang ở mức cao. Giá một số loại phân bón cụ thể như sau :

- UREA TQ giá 8600 - 8650 đ/kg

- UREA TQ hạt đục: 9500- 9600 đ/kg

- UREA Indo zin 8700 đ/kg

- Kali C.I.S: 9.800 đ/kg- 9.900 đ/kg

- Kali miểng : 10600 – 10.700 đ/kg

- Kali Israen cũng có giá tương đương

- D.A.P 18-46 :13.500 đ/kg – 14.000 đ/kg màu nâu xuất xứ TQ

- D.A.P phi : 14.500 đ/kg màu đen

- D.A.P Korea : 15.400 đg/kg

- S.A C.I.S giá 4.800 đ/kg

- SA TQ hạt 4.500 đ/kg

- S.A Đ.Loan: 5000 đ/kg

Với nhiều biến động trên thị trường khiến các đại lý đang tích cực gom hàng cho vụ mùa vào tháng 4, tháng 5 tới.

Do đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa nên Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu từ 1/12/2010 điều này có thể sẽ làm giảm nguồn cung Urea trên toàn cầu xuống 10-15% trong Quý I năm 2011. Giá ngoại tệ hiện đang ở mức cao và giá các loại phân bón trên thế giới cũng đang có chiều hướng tăng mạnh khiến thị trường phân bón Việt Nam hiện đã bắt đầu sôi động hẳn lên. Với chiều hướng như hiện tại, thời gian tới giá phân bón sẽ có những biến động tăng khá mạnh, các đơn vị cần có phương án nhập hàng để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.

Nguồn: