Thị trường phân bón trong nước đến ngày 4/11/2010

11:34 SA @ Thứ Tư - 10 Tháng Mười Một, 2010

Thị trường phân bón thời gian từ 20/10 đến 4/11 có khá nhiều diễn biến. Giá các loại phân bón liên tục tăng mạnh có loại tăng rất cao chỉ trong vòng vài ngày. Thời gian hiện nay do giá đô la Mỹ liên tục tăng khiến nhiều doanh nghiệp không dám đẩy mạnh bán hàng bởi nguồn ngoại tệ khan hiếm. Giá tại một số vùng cụ thể như sau :

Tại Lào Cai : Lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh so với đầu tháng (tăng 2,5 lần), loại phân nhập chủ yếu là DAP chiếm 50% tổng số lượng phân bón nhập về. Giá các loại phân bón cũng liên tục tăng cao do nhiều yếu tố khiến thị trường có nhiều biến động mạnh. Giá một số loại phân bón cụ thể như sau :

- Phân Dimo-Amonium Photphate : 3.600 CNY

- Phân Mono -Amonium Photphate : 2.900 CNY

- SA Trung Quốc : 850 CNY

- UREA : 2.200 CNY

Lượng hàng tồn trên địa bàn tỉnh Lào Cai cụ thể như sau :

- Phân bón SA mịn còn khoảng 5.000 tấn

- Phân bón SA hạt còn khoảng 50 tấn

- Phân bón UREA tiếng Anh và tiếng Trung bao trắng hoặc vàng còn khoảng 1.300 tấn

- Phân bón DAP (18-46) còn khoảng 2.800 tấn

- Phân MAP còn khoảng: 950 tấn

Thị trường phân bón tại Lào Cai có nhiều biến động phức tạp do ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đặc biệt hiện đã sắp tới vụ Đông – Xuân nhu cầu sử dụng của bà con tăng cao khiến tình hình thị trường phân bón trong nước càng trở nên căng thẳng. Thời gian tới thị trường phân bón khu vực Tây Bắc dự kiến sẽ còn có nhiều diễn biến phức tạp.

Tại Thái Bình : Hiện đang tiếp tục triển khai trồng cây vụ Đông mặc dù nhu cầu sử dụng phân bón chưa cao nhưng giá các loại phân bón tăng mạnh đặc biệt là Urea. Giá một số loại phân bón cụ thể như sau :

- Urea Trung Quốc (Bao vàng) : 7.350 đ/Kg

- Urea Hà Bắc (Bao Vàng) : 7.480 đ/g

- Urea Phú Mỹ : 7.500 đ/Kg

- Lân Lâm Thao : 2100- 2.130 đ/g

- NPK Lâm Thao : 3.100 – 3130 đ/Kg

- Kaly Liên Xô : 8.700 đ/Kg

- Kaly Canađa : 8.900 đ/Kg

Tại Hải Phòng : Trong thời gian vừa qua giá phân bón qua đường tiểu ngạch tăng rất mạnh do giá phân bón ở Trung Quốc tăng mạnh, thêm vào đó là tỷ giá giữa VNĐ và Nhân dân tệ cũng tăng cao làm cho giá phân bón ở trong nước tăng lên nhanh chóng, mặc dù vậy nhu cầu phân bón ở miền Bắc không đáng kể do nhu cầu cho vụ Đông không nhiều.

Giá tham khảo của một số mặt hàng:

- Phân Urea:

+ Trung Quốc :7.600 ÷ 7.650đ/kg

+ Trung Đông :7.750 ÷ 7.800đ/kg

+ CIS :7.750 ÷ 7.800đ/kg

+ Phú Mỹ :7.900 ÷ 7.950đ/kg

- Phân Kali

+ CIS :8.650 ÷ 8.700đ/kg

+ Israel: 8.600 ÷ 8.650đ/kg

Tại Đà Nẵng : Giá các loại phân bón tăng cao theo thị trường chung trong nước. Lượng hàng tiêu thụ tăng mạnh do nhiều doanh nghiệp nhập hàng chờ bán cho vụ Đông – Xuân.

Giá một số loại phân bón cụ thể như sau :

- Mặt hàng NPK Phi : 9200

- Ka ly Nga 8700-8800

- Urea Phú mỹ 8200-7300 đ/Kg ; Urea PRC 7600-7700;

- SA Nhật : 4.000

Tại Quy Nhơn : Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động mạnh, giá các loại phân bón tăng cao và giá ngoại tệ cũng tăng mạnh khiến nhiều doanh nghiệp không dám đẩy mạnh bán ra bởi không có nguồn ngoại tệ để nhập thêm hàng. Giá các loại phân bón cụ thể như sau:

- Kaly CIS : 8.900 đ/Kg

- NPK Phil : 9.200 đ/g

- Urea Indo : 8.200 đ/Kg

- SA Nhật : 4.300 đ/Kg

Tại Thành phố Hồ Chí Minh : Gia cả phân bón sôi động hơn. Lượng tồn kho ở khu vực này rất mỏng, sức mua từ các tỉnh miền Tây và các nhà máy sản xuất NPK tăng lên đang gây áp lực cho thị trường nội địa. Giá cả một số mặt hàng cụ thể như sau:

- Urea Trung Quốc : 8.050 đ/kg

- Urea Indonesia : 8.000 đ/kg

- DAP Trung Quốc : 13.000 đ/kg

- Kaliclrua CIS : 8.900 đ/kg

- Kaliclorua Isael : 8.800 đ/kg

- SA Nhật : 4.200 đ/kg

- SA CIS : 4.100 đ/kg

Thị trường phân bón trong nước thời gian này đặc biệt sôi động. Giá phân bón các loại liên tục tăng cao bởi nhiều nguyên nhân : Lượng tiêu thụ trong nước thời gian này tăng cao do sắp vào vụ Đông – Xuân 2010, tiếp theo đó là giá phân bón trên thị trường thế giới lien tục tăng đã tác động không nhỏ đến giá phân bón trong nước. Thị trường ngoại tệ (Đô la Mỹ và Nhân dân tệ) liên tục có những biến động tăng khiến các nhà nhập khẩu phân bón lớn hết sức căng thẳng do không có đủ nguồn ngoại tệ với tỷ giá ổn định để nhập phân bón phục vụ thị trường trong nước. Mặc dù Hiệp hội phân bón Việt Nam, các doanh nghiệp cung ứng đã đề xuất một số biện pháp như : Đẩy mạnh sản xuất phân bón trong nước, Tạm ngưng xuất khẩu các loại phân bón, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đảm bảo nguồn và tỷ giá ngoại tệ cho các đơn vị nhập khẩu phân bón…. Tuy nhiên hiện Chính phủ vẫn chưa có những chỉ đạo cụ thể - thời gian tới giá các loại phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo Tổ tổng hợp Apromaco