Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7/2010 đạt 13,04 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 84,3 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2009 (tương đương tăng 15,31 tỷ USD về số tuyệt đối). Trong đó xuất khẩu là 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% và nhập khẩu là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7%."/>Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7/2010 đạt 13,04 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 84,3 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2009 (tương đương tăng 15,31 tỷ USD về số tuyệt đối). Trong đó xuất khẩu là 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% và nhập khẩu là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7%."/>

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG NĂM 2010

11:22 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Tám, 2010
I.Đánh giá chung
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7/2010 đạt 13,04 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 84,3 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2009 (tương đương tăng 15,31 tỷ USD về số tuyệt đối). Trong đó xuất khẩu là 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% và nhập khẩu là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7%.
Thâm hụt thương mại trong tháng 7/2010 là 978 triệu USD, tăng 31,9% so với tháng trước, nâng tổng mức nhập siêu của cả nước trong 7 tháng qua lên 7,25 tỷ USD và bằng 18,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
II. Xuất khẩu
1.Quy mô và tốc độ
Trị giá xuất khẩu trong tháng đạt 6,03 tỷ USD, giảm 4,6% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 3 tỷ USD, tăng 5% so với tháng 6/2010.
Tính đến hết tháng 7/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 17,8 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ một năm trước đó.
2.Một số mặt hàng xuất khẩu chính
Hàng dệt may:Tháng 7, xuất khẩu trong tháng đạt 1,08 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 9,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2010, trị giá hàng dệt may xuất khẩu đạt 5,85 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3,6 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam trong 7 tháng qua với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2009 lần lượt là 3,3 tỷ USD và 20,2%; 986 triệu USD và 2,3%; 580 triệu USD và 13,3%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 4,87 tỷ USD, chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Gạo: Xuất khẩu gạo trong tháng đạt 853 nghìn tấn, tăng 57,6% với kim ngạch đạt hơn 359 triệu USD, tăng 54,1% so với tháng 6/2010. Lượng xuất khẩu gạo tăng cao đã làm kim ngạch tăng do yếu tố lượng là hơn 134 triệu USD, trong khi giá bình quân xuất khẩu gạo trong tháng 7 giảm 2,2% đã làm kim ngạch giảm do giá giảm là 8 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu trong tháng tăng mạnh sang các thị trường như Philippin, Băng la đét, Bờ Biển Ngà, Cuba, Senegal, Ghana và Malaysia…
Tính đến hết tháng 7/2010, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,32 triệu tấn, tăng 2,5% và kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Philippin tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu gạo của nước ta trong 7 tháng qua với gần 1,5 triệu tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất của Việt Nam nhưng lại tăng mạnh sang các thị trường mới như: Ăngôla: 114 nghìn tấn, tăng 52,5%; Ghana: 103 nghìn tấn, tăng 64,8%; Trung Quốc: 79,2 nghìn tấn, tăng gấp 27,5 lần, Hồng Kông: 76,4 nghìn tấn, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009.
Hàng thủy sản:Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 466 triệu USD, tăng 16,8% so với tháng trước. Trong đó, xuất sang EU đạt 109 triệu USD, tăng 17,8%; sang Hoa Kỳ đạt 95,7 triệu USD, tăng 44,3% và sang Nhật Bản đạt 90,1 triệu USD, tăng hơn 11% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 7/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt 2,49 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của nước ta trong 7 tháng/2010 là EU với kim ngạch đạt 624 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp theo là Nhật Bản: 459 triệu USD, tăng 18,4%, Hoa Kỳ: 418 triệu USD, tăng 11,5%.
Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của nước ta trong 7 tháng/2010 chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như: tôm, cá tra & ba sa, mực & bạch tuộc, cá & sản phẩm cá. Tính chung, trị giá xuất khẩu của 4 nhóm hàng hải sản này chiếm 97% tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản cả nước.
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng thuỷ sản tháng 7/2010 và 7 tháng 2010
(Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Đơn giá: USD/tấn; Trị giá:triệuUSD)
Nhóm hàng
Tháng 7/2010
7 tháng/2010
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Cá Tra & Ba sa
58
124
26,6
362
777
31,2
Tôm
24
213
45,6
111
932
37,4
Cá & SP cá các loại
28
78
16,7
172
499
20,0
Mực & Bạch tuộc các loại
8
32
6,8
50
205
8,3
Hải sản loại khác
4
20
4,2
25
76
3,1
Tổng cộng
122
466
100,0
720
2.488
100,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 497 nghìn tấn, giảm 42%, kim ngạch xuất khẩu đạt 284 triệu USD, giảm 43% so với tháng 6/2010. Tính đến hết tháng 7/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 4,9 triệu tấn, giảm 45,5% và kim ngạch đạt 2,96 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2009.
Dầu thô của nước ta trong 7 tháng/2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với 1,82 triệu tấn, giảm 25,5%; sang Singapore: 916 nghìn tấn, giảm 42,3%; sang Malaysia: 637 nghìn tấn, giảm 50,7%; sang Hoa Kỳ: 386 nghìn tấn, giảm 37,5%…
Cao su:Lượng xuất khẩu trong tháng đạt 88,3 nghìn tấn, tăng 52,3% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 7 tháng/2010 lên 327 nghìn tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu cao su trong tháng đạt 245 triệu USD, tăng 49,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2010 lên 901 triệu USD, tăng 86,7% so với cùng kỳ năm 2009.
Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 7 tháng qua với 188 nghìn tấn, giảm 18,4% so với 7 tháng/2009 và chiếm 57,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: 19,1 nghìn tấn, tăng 28,6%; Hàn Quốc: 17,9 nghìn tấn, tăng 13,6%; Đài Loan: 15,4 nghìn tấn, tăng 38,5% và Đức: 13 nghìn tấn, tăng 51,1%…
Giày dép các loại:Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 490 triệu USD, tăng 1,6% so với tháng 6. Tính đến hết tháng 7/2010, xuất khẩu nhóm hàng giày dép của nước ta đạt 2,8 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,98 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm hơn 71% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.
Dẫn đầu về nhập khẩu giày dép của nước ta trong 7 tháng/2010 là thị trường EU đạt 1,26 tỷ USD, tăng 5,5% và chiếm 45,6% xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 747 triệu USD, tăng 22,2%; sang Nhật Bản đạt 95,3 triệu USD, tăng 27,2%; sang Mêxicô đạt 98,9 triệu USD, tăng 28,1%;... so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ & sản phẩm gỗ: tháng 7/2010, xuất khẩu mặt hàng này đạt 304 triệu USD, tăng 17,3% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam 7 tháng/2010 lên 1,83 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Hết tháng 7/2010, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng gỗ & sản phẩm gỗ của Việt Nam với 755 triệu USD, tăng 33,4%, tiếp theo là thị trường EU: 230 triệu USD, tăng 15,5%; Trung Quốc: 211 triệu USD, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2009…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu đạt 315 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng 6, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng năm 2010 lên 1,85 tỷ USD, tăng 31,2% so với 7 tháng/2010.
Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện của nước ta trong 7 tháng/2010 chủ yếu là: sang Hoa Kỳ: 308 triệu USD, tăng 26,8%; sang Trung Quốc: 308 triệu USD, tăng 144%; sang Nhật Bản: 220 triệu USD, tăng 11,8%... so với 7 tháng/2009.
II.Nhập Khẩu
1.Quy mô và tốc độ
Trị giá nhập khẩu trong tháng là hơn 7 tỷ USD, giảm nhẹ (0,7%) so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 3,12 tỷ USD, giảm 1,6%.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong 7 tháng/2010 là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 19,47 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ một năm trước đó.
2.Một số mặt hàng nhập khẩu chính
Xăng dầu các loại: trong tháng, lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là gần 960 nghìn tấn, tăng 21,9%, nâng tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước 7 tháng lên 6,17 triệu tấn, giảm 21,6%, trị giá là 3,83 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2009.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 1,99 triệu tấn, giảm 29%; tiếp theo là Trung Quốc: 866 nghìn tấn, giảm 24%; Đài Loan: 620 nghìn tấn, giảm 53,3%; Hàn Quốc: 570 nghìn tấn, giảm 7,2%; Malayxia: 415 nghìn tấn, tăng 92%;…
Chất dẻo nguyên liệu:trong tháng nhập khẩu gần 207 nghìn tấn, tăng 4,2% so với tháng trước và đạt trị giá là 370 triệu USD. Hết tháng 7/2010, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu của cả nước là 1,3 triệu tấn, kim ngạch là 2,1 tỷ USD, tăng 5% về lượng và 43,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 7/2010, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn quốc với 242 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2009; A rập Xêút: 211 nghìn tấn, tăng 48,5%; Đài Loan: 204 nghìn tấn, tăng 8,4%; Thái Lan: 140 nghìn tấn, giảm 18,8%…
Phân bón các loại:lượng phân bón nhập khẩu trong tháng là 224 nghìn tấn, tăng 77,3% so với tháng 6, nâng tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng là 1,63 triệu tấn, giảm 34,4%, trị giá là 513 triệu USD, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong 7 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: gần 639 nghìn tấn, giảm 28,1%; Nga: 236 nghìn tấn, giảm 17%; Nhật Bản: 123 nghìn tấn, tăng 54,8%; Philippin: 84,2 nghìn tấn, giảm 57,1%…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,19 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2010 lên 7,4 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2,43 tỷ USD, tăng 14%; Nhật Bản: 1,42 tỷ USD, tăng 13,9%; Hàn Quốc: 551 triệu USD; tăng 20,4%; Đức: 441 triệu USD, tăng 21,2%…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 415 triệu USD, tăng 6,1% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 7 tháng/2010 lên 2,58 tỷ USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ 2009.
Hết tháng 7/2010, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 858 triệu USD, tăng 16,8% so với 7 tháng/2009. Tiếp theo là Nhật Bản: 554 triệu USD, tăng 35,4%; Hàn Quốc: 346 triệu USD, tăng 2,8 lần; Malaysia: 194 triệu USD, tăng 26,3% và Đài Loan: 166 triệu USD, tăng 6,9% …
Ô tô nguyên chiếc:trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 4,4 nghìn chiếc, giảm 3,6% so với tháng 6, nâng lượng nhập khẩu 7 tháng/2010 lên 23,9 nghìn chiếc với trị giá là 494 triệu USD.
Xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với gần 14,8 nghìn chiếc, giảm 30,3%. Tiếp theo là Nhật Bản: 2,68 nghìn chiếc, giảm 12,5%; thị trường Trung Quốc: 2,42 nghìn chiếc, tăng 4,4%; Đài Loan: 2,1 nghìn chiếc, tăng 77%;… so với cùng kỳ năm 2009.
Sắt thép các loại: trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là 617 nghìn tấn, giảm 13,3% so với tháng trước, trị giá nhập khẩu là gần 474 triệu USD, giảm 12,4%.
Hết 7 tháng/2010, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là gần 4,73 triệu tấn, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2009 với kim ngạch là hơn 3,2 tỷ USD. Trong đó, lượng phôi thép là gần 1,1 triệu tấn, giảm 22,6%, trị giá đạt hơn 575 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 7 tháng/2010 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với gần 1,38 triệu tấn, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2009; Nhật Bản: 861 nghìn tấn, tăng 18,8%; Hàn Quốc: 717 nghìn tấn, tăng 36%; Nga: 446 nghìn tấn, giảm 52%; Malaixia: 430 nghìn tấn, tăng 14,5%; Đài Loan: 379 nghìn tấn, giảm 48,7%;…
Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng nhập khẩu đạt 825 triệu USD, giảm 3,9% so với tháng trước. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 462 triệu USD, giảm 5,1%; nguyên phụ liệu dệt may da giày có cùng mức kim ngạch so với tháng trước là 225 triệu USD; xơ sợi dệt là gần 86 triệu USD, giảm 11,3% và bông gần 52 triệu USD, tăng 5,5% so với tháng 6/2010.
Hết tháng 7/2010, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày đạt kim ngạch là 5,41 tỷ USD, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hơn 3,4 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là: Trung Quốc: 1,7 tỷ USD, Đài Loan: 971 triệu USD, Hàn Quốc: 952 triệu USD, Hồng Kông: 290 triệu USD, …
Nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu:Trong tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 191 triệu USD, giảm 12,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 7 tháng lên gần 1,36 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương trong tháng là 284 nghìn tấn, giảm 19,2%, trị giá là gần 109 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu trong 7 tháng lên 1,94 triệu tấn với trị giá gần 828 triệu USD, chiếm 61% kim ngạch nhập khẩu nhóm thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu có xuất xứ từ: Achentina với 361 triệu USD, tăng 21,8%; Hoa Kỳ: 283 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2009; Ấn Độ: 220 triệu USD, giảm 22,8%; Braxil: 93,5 triệu USD, tăng mạnh 326%;…
Nguồn: