"/>
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, lượng phân bón tồn kho tính đến quý 4/2012 là trên 700.000 tấn.
DOANH NGHIỆP MỚI KHÓ KHĂN
Ông Bùi Thế Chuyên, Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh, Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem) cho biết, hiện lượng phân bón tồn kho tại các đơn vị trực thuộc Vinachem khoảng 650.000 tấn, tập trung chủ yếu ở một số DN mới đi vào hoạt động, duy chỉ có Cty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thuộc DN lâu năm.
Cụ thể, sản phẩm phân lân hiện tồn kho lớn nhất với trên 300.000 tấn, tăng 18% so với cùng kỳ; đạm urê 9.000 tấn;
Tuy nhiên, một đơn vị trực thuộc Vinachem là Cty TNHH MTV
Nếu thời điểm này những năm 2009 - 2011, phân
Nguyên nhân khiến việc tiêu thụ
“Do sản phẩm
Cũng là DN phân bón trực thuộc Vinachem mới đi vào hoạt động từ đầu tháng 9/2012 với 85% công suất, Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình Nguyễn Văn Thiệu cho rằng, đây là giai đoạn “nốt trầm” của ngành phân bón. Hết quý 3/2012, đạm urê Ninh Bình còn tồn kho vào khoảng 30.000 tấn. Trong khi đó, mỗi ngày đơn vị SX ra thêm 1.500 tấn, cộng việc Nhà máy Đạm Cà Mau đã đi vào SX nên chắc chắn trong thời gian sắp tới lượng urê tồn kho sẽ còn tiếp tục tăng.
Việc tồn kho thời gian qua đang khiến giá phân đạm urê những tháng gần đây giảm mạnh, hiện chỉ còn 9.000 đồng/kg, ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận trong bối cảnh Cty Đạm Ninh Bình đang phải khấu hao công đầu tư xây dựng ban đầu rất lớn.
Bà Nguyễn Thị Thoa - Giám đốc Cty Anh Đức, một DN kinh doanh vật tư nông nghiệp tại TX.Gia Nghĩa (Đắc Nông) cho biết chưa năm nào thị trường phân bón ảm đạm như 2012. Vào thời điểm này năm ngoái, các kho của Cty bà Thoa đều thiếu hàng thì năm nay kho nào cũng chật ních. Trong đó, nguyên sản phẩm Supe lân Lâm Thao đã tồn kho 7.000-8.000 tấn.
Bà Thoa cho rằng, phân bón tồn kho nguyên nhân chính là do giá cao su, hạt điều và cà phê quý 3/2012 xuống kỷ lục trong nhiều năm qua. Từ bài toán lợi nhuận sau đầu tư, rất nhiều hộ dân không bón phân đợt ba cho cây công nghiệp trong tháng 8, 9 vừa rồi.
CẦN HÀI HÒA THUẾ XNK PHÂN BÓN
Bên cạnh nỗi lo lắng về tồn kho, vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng và chính sách thuế hiện nay cũng khiến các DN SX-KD phân bón gặp khá nhiều khó khăn. PGĐ Cty Đạm Ninh Bình Nguyễn Văn Thiệu tâm sự: Để hạn chế việc XK mặt hàng phân bón, Nhà nước mới đây đã tiến hành áp 100% thuế XK với mặt hàng này là chưa thật sự hợp lý trong khi thuế urê NK vào Việt Nam lại được miễn hoàn toàn.
“Trước đây mặt hàng urê chúng ta còn thiếu tôi không nói làm gì. Nhưng nay Nhà máy Đạm Ninh Bình, Cà Mau, Phú Mỹ đã đi vào hoạt động ổn định, cộng việc nâng công suất Nhà máy đạm Hà Bắc lên gấp đôi, sản lượng urê SX trong nước của ta mỗi năm đạt trên 2 triệu tấn, không những đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn có hàng XK. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách áp thuế NK đạm urê vào Việt Nam giống các mặt hàng phân bón khác hoặc giảm thuế XK nhằm bảo đảm tính cạnh tranh công bằng hơn”. Ông Thiệu nhấn mạnh.
Trao đổi với chúng tôi vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón VN cho rằng, các đơn vị SX-KD phân bón trong nước cần phải cạnh tranh công bằng, sòng phẳng với DN nước ngoài làm sao hạ giá thành sản phẩm để nông dân được hưởng lợi.
“Với mặt hàng SA, kali và DAP, hiện trong nước rất thiếu, năm nào chúng ta cũng phải nhập hàng triệu tấn nên cần miễn giảm thuế để nông dân được mua phân bón với giá rẻ nhất. Riêng với những mặt hàng như phân lân, NPK, đạm urê, bước đầu chúng ta không chỉ tự SX đủ mà còn dư thừa để XK, sắp tới Hiệp hội Phân bón sẽ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Bộ Công thương tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm của các DN tiếp cận thị trường nước ngoài, trong đó có chính sách về thuế”. Ông Ngọc chia sẻ.
Song song với đó, ông Nguyễn Trí Ngọc cho biết, Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Phân bón, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp đang gấp rút phối hợp để sớm ban hành Nghị định quản lý phân bón mới, trong đó quy định những điều kiện để được cấp giấy phép SX-KD phân bón, các tiêu chuẩn kỹ thuật phân bón và các chế tài xử phạt kèm theo.
Khi ra đời, hy vọng đây sẽ là bước đột phá nhằm ngăn chặn triệt để vấn nạn SX phân bón giả, phân bón kém chất lượng bằng công nghệ “cuốc xẻng” diễn ra tràn lan suốt nhiều năm qua.