Trong khi các doanh nghiệp ngành cao su thiên nhiên tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý 1 hết sức khả quan thì ngược lại, doanh nghiệp săm lốp đang chật vật với bài toán làm thế nào để duy trì được mức lợi nhuận.XEM TIẾP
Bài "Thảm họa thiên tai hay chiến tranh mới phải trữ phân bón" nêu ý kiến về việc nên hay không việc thực hiện đưa phân bón vào mặt hàng bắt buộc dự trữ, lưu thông. Tiếp tục chủ đề này, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký kiêm Hiệp hội Phân bón VN đã có bài viết gửi NNVN, xin giới thiệu cùng bạn đọcXEM TIẾP
Để tăng năng suất cây trồng, phân bón là thành phần quan trọng. Nhưng thời gian qua, giá phân bón biến động và tình trạng phân bón kém chất lượng đã ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của nông dân.XEM TIẾP
Bộ Công thương đã có Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa một số mặt hàng thiết yếu vào diện bắt buộc dự trữ lưu thông. Theo đó, gạo, đường, thép, TĂCN và phân bón được “liệt” vào danh sách. Xung quanh dự thảo này, ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PV NNVN:XEM TIẾP
Mặc dù thuộc diện hàng hoá được bình ổn giá nhưng gần đây, giá bán các loại phân bón trên thị trường lại thay đổi liên tục. Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giải quyết vấn đề này không chỉ đơn giản bằng những thủ tục hành chính mà cần phải đẩy mạnh cân đối cung - cầu. XEM TIẾP
Phân bón là mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc tăng cường quản lý nhà nước để người nông dân được sử dụng phân bón bảo đảm chất lượng và nâng cao hiệu quả của sản xuất là hết sức cần thiết.
Lâu nay mặt hàng phân bón đã được đưa vào danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá, tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn không cao. Giá phân bón vẫn tiếp tục tăng. Để chủ động hơn trong việc kiểm soát giá bán lẻ, theo hiến kế của Bộ Công thương, việc chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn hoặc mất cân đối cung cầu là điều cần thiếtXEM TIẾP
Doanh nghiệp sản xuất, phân phối mặt hàng phân bón sẽ được hỗ trợ về tài chính, thuế đầu tư kho bãi, ngoại tệ... để dự trữ nguồn phân đạm, điều tiết thị trường và thiết lập mạng lưới bán trực tiếp cho nông dân.XEM TIẾP
Thực tế hiện nay cho thấy, việc bình ổn giá phân bón thị trường trong nước là rất khó, nguyên nhân chính do chúng ta đang phải nhập khẩu một lượng lớn mặt hàng này. Theo Bộ Công thương, hiện nay tổng lượng phân bón sản xuất trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn, đáp ứng 68% nhu cầu và cả nước vẫn phải nhập khẩu thêm khoảng 2,6 triệu tấn phân bón. Do đó, giá phân bón phụ thuộc vào sự biến động của thị trường thế giới. Hơn nữa, phân bón là mặt hàng có nguyên liệu phụ thuộc vào dầu khí thiên nhiên, do vậy giá dầu trên thế giới tăng, giá phân bón cũng sẽ tăng theo…XEM TIẾP