Bộ Công Thương vừa ra Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 hướng dẫn thi hành Nghịđịnh 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón. Nhiều người kỳ vọng đây sẽ là hànhlang pháp lý góp phần giải quyết triệt để tình trạng sản xuất, kinh doanh phânbón giả, kém chất lượng đang diễn ra rất phức tạp.
Tràn lan phân bón giả
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam,hiện nay, phân bón giả có mặt trên khắp cả nước. Chỉ tính riêng tỉnh Thanh Hóa,8 tháng đầu năm 2014, Chi Cục quản lý thị trường đã xử lý 72 vụ, phạt vi phạmhành chính 271,6 triệu đồng, tịch thu 11.250 kg phân bón giả.
Không chỉ kinh doanh phân bón giả, trên thị trường còn xuấthiện loại phân bón chất lượng thấp chỉ bằng 1/10 loại phân bón khác, trong khigiá bán vẫn xấp xỉ, hoặc chỉ thấp hơn từ 200 đến 2.000 đồng/kg so với giá bánphân bón có thương hiệu. Đặc biệt, một số doanh nghiệp (DN) cố tình gian lậntrong hoạt động sản xuất, kinh doanh như: trực tiếp in bao bì, sử dụngbao bì (sang bao) của các hãng chính hiệu có uy tín (Phú Mỹ, Lâm Thao...) đểsản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng.
Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn) - cho biết, hiện cả nước có khoảng 500 DN sảnxuất phân bón và trên dưới 30.000 đại lý kinh doanh phân bón, trong đó có khôngít cơ sở làm ăn chụp giật, kinh doanh hàng giả gây nhiễu loạn thị trường trongthời gian qua.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Namcũng khẳng định, phân bón giả, phân bón nhái nhãn mác đang trở thành vấnđề thách thức. Ước tính, những năm gần đây, phân bón giả, kém chất lượnggây thiệt hại khoảng 2 tỷ USD/năm.
Kiểm soát và ngăn chặn
Ông Nguyễn Văn Thanh- Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ CôngThương) - cho rằng, muốn kiểm soát và ngăn chặn phân bón giả, phân bónkém chất lượng phải thực hiện ở cả 3 khâu: sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu.Trong khi lâu nay, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường phân bón mới chỉ tậptrung vào điều kiện kinh doanh của các cơ sở sản xuất phân bón, nguồn gốc củaphân bón nhập khẩu mà chưa đi sâu vào kiểm tra chất lượng. Trên cơ sở đó, cầntăng cường phổ biến, hướng dẫn cho các lực lượng chức năng nắm chắc Nghị định202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và xử lý phân bón giả, phân bón kém chấtlượng. Cụ thể, các cơ sở sản xuất phân bón phải đạt 14 tiêu chí như năng lựcsản xuất, điều kiện sản xuất phải đạt tiêu chuẩn quốc gia, chủ các cơ sở phảicông bố hợp quy… mới được cấp phép cho sản xuất.
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BCThướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về phân bónvô cơ và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón vô cơ. Thông tưcũng quy định, phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quyđịnh của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩuphân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nướcphải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơinhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh. Ông Thanh khẳngđịnh, để quyết liệt giảm nạn phân bón giả, kém chất lượng cần làm tốt công táckiểm soát, hậu kiểm chất lượng phân bón. Một mặt các DN sản xuất phân bón cầnhết sức linh hoạt, có biện pháp khẳng định thương hiệu, ứng phó với phân bóngiả, lấy lại thị trường.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ CôngThương):
Thông tư số 29/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực từngày 27/11/2014 sẽ gópphần hạn chế tình trạng sản xuất phân bón lộn xộn như hiện nay, tránh thiệt hạikhông đáng có cho DN làm ăn chân chính và người nông dân trong thời gian tới.