Chính sách quản lý phân bón: Lợi trước mắt, hại lâu dài

08:29 SA @ Thứ Tư - 23 Tháng Chín, 2015

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng(nguyên lãnh đạo trong ngành thương mại) khi trao đổi với Dân Việt về các chínhsách quản lý đối với mặt hàng phân bón hiện nay.

Quản lý thiếu linh hoạt

Thưa ông đến thời điểm này, sản xuất nhiều mặt hàngphân bón trong nước đã cơ bản đáp ứng nhu cầu song tại sao giá phân bón củachúng ta vẫn cao và không thể cạnh tranh được với phân bón của Trung Quốc?

- Hàng hóa Trung Quốc (TQ) giá rẻ nói chung và phân bón giárẻ nói riêng đang là một vấn nạn toàn cầu chứ không riêng gì tại Việt Nam và nócũng đã diễn ra từ rất lâu. Tại sao TQ có thể sản xuất được phân bón với giá rẻnhư thế? Có thể lý giải là do TQ là nước sản xuất phân bón cực lớn do vậy tỉ lệkhấu hao trên giá thành sản phẩm giảm đi. Họ cũng sản xuất phân bón ở nhiều cấpđộ khác nhau, do vậy cấp này có thể bù trừ cho cấp kia. TQ cũng xuất khẩu phânbón ở nhiều thị trường khác nhau, do thế họ có thể lấy thị trường này bù cho thịtrường kia. Đặc biệt, TQ có chính sách hỗ trợ chiến lược với mặt hàng phân bóncủa Nhà nước cho những vùng kém phát triển. Trong chính sách bán hàng của mình,TQ có thể tăng thuế lên cao chót vót song cũng có thể giảm thuế tối đa, rấtlinh hoạt để nắm bắt và làm chủ giá, cũng như thị trường…

Có phải vì như vậy mà phân bón sản xuất trong nước của ta dùđã lớn mạnh vẫn không tránh khỏi việc bị phụ thuộc TQ về giá và cả cung-cầu,thưa ông?

- Đúng là như vậy. Cách tổ chức sản xuất và quản lý với mặthàng phân bón của ta hiện nay đang “ngược” với TQ và làm cho chi phí ngày mộttăng lên. Có thể so sánh điều kiện thứ nhất là về vĩ mô thì bản thân các doanhnghiệp sản xuất phân bón của chúng ta đều đang vay vốn rất lớn (tức là sản xuấtkinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay), trên 10% vốn vay nên không cho phép giảmđược giá phân sản xuất ra. Về mặt quản lý thì nhiều thủ tục, chi phí hành chínhtrong nước với mặt hàng phân bón cũng đã làm “đội” giá thành phân bón sản xuấtcủa ta lên. Hệ thống phân phối kém cùng với vận chuyển trong nước và các chiphí không chính thức khác cũng làm cho giá phân bón trải qua nhiều tầng nấc vềgiá mới đến được tay nông dân… Chưa kể, chúng ta còn đang nhập khẩu khá lớn cácnguyên liệu cho sản xuất phân bón nên khó có thể có sản phẩm cạnh tranh về giá…

Mới đây, Bộ Tài chính đã phải tăng thuế nhập khẩu phân bónvà từ 1.12, việc nhập khẩu phân bón cũng được áp dụng hình thức cấp phép tự động.Các cơ quan chức năng cho rằng, điều này là để giúp cho sản xuất phân bón trongnước cạnh tranh công bằng được với phân bón của TQ, ông nghĩ sao?

- Cá nhân tôi cho rằng, các chính sách quản lý với mặt hàngphân bón của chúng ta hiện nay vẫn đang khá bị động. Chúng ta đang lấy ưu tiênphân bón sản xuất trong nước để tránh phụ thuộc thị trường này hay thị trườngkhác về mặt hàng phân bón. Do vậy, chính sách đưa ra đều “cứng” để ngăn phânbón nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt trái của nó là lại làm cho các doanh nghiệp sảnxuất phân bón Việt Nam chiếm vị trí độc quyền về phân bón. Các doanh nghiệpthay vì phải tính toán làm sao cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu thì họ lạichỉ đấu tranh để ngăn, không có hàng nhập khẩu tràn vào. Và các cơ quan chứcnăng cũng đang làm một việc dễ dàng nhất là đưa ra các biện pháp hànhchính để hạn chế hàng nhập khẩu, thay vì phải có các chính sách cạnh tranh làmsao để phân bón trong nước có thể đánh bật được hàng nhập khẩu mà không phảican thiệp hành chính.

Nông dân chịu thiệt thòi

Vậy các giải pháp quản lý này có giúp cho mặt hàng phân bónđến tay nông dân với giá cạnh tranh nhất không thưa ông?

- Đương nhiên là khó có giá cạnh tranh, bởi ngay từ đầu giảipháp này đã làm cho giá phân bón trong nước không cần phải cạnh tranh với hàngnhập khẩu. Tôi nghĩ rằng, áp dụng các chính sách quản lý với mặt hàng phân bónnhư hiện giờ chỉ có lợi trước mắt mà hại lâu dài. Phân bón nhập khẩu tạo một sứcép cần thiết cho sản xuất trong nước tìm mọi cách giảm giá thành, mất đi nhân tốnày thì nông dân không thể được lợi về giá phân bón thấp.

Vậy theo ông, các chính sách quản lý phân bón hiện nay phảithay đổi như thế nào thì mới có thể giúp cho sản xuất phân bón trong nước pháttriển và đánh bật hàng nhập khẩu mà không cần phải áp dụng các biện pháp hànhchính. Bao giờ thì nông dân của ta mới có thể được sử dụng phân bón giá thấp,thưa ông?

- Hiện nay chính nạn phân bón giả, kém chất lượng trànlan mới là vấn nạn của sản xuất phân bón trong nước chứ không phải là phân bónnhập khẩu có chất lượng. Quản lý của chúng ta đang không tốt nên để cho phân giả,chất lượng kém hoành hành còn nông dân thì đang chịu thiệt đơn, thiệt kép... Nếukhông ngăn chặn tệ nạn này trong sản xuất phân bón thì dù không có hàng nhập khẩuthì doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cũng “chết”. Do vậy, thay vì áp dụngcác biện pháp hành chính cứng nhắc, tôi cho rằng Việt Nam cần có giải pháp về hàngrào thuế quan để tránh cho phân bón giả tràn vào trong nước. Bên cạnh đó là đấutranh tệ nạn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng ở cả thị trường nội địa. Vềnhập khẩu phân bón chúng ta vẫn nên mở cửa để cho phân bón nhập khẩu vào. Bởikhi đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và tới đây Việt Nam còn tham gia vàhội nhập nhiều hiệp định thương mại lớn nữa thì việc hàng nhập khẩu tràn vào làđiều khó tránh khỏi và chúng ta cũng không có lý do gì để cấm hàng nhập khẩu.

Thay vào đó chúng ta cần làm tốt sản xuất phân bón trong nước,hạ giá thành sản phẩm cho nông dân thì lúc đó nông dân ắt mua sản phẩm trong nướccòn kiểu cấm hoặc đưa ra các quy định hạn chế nhập khẩu như hiện nay sẽ chỉcàng làm cho thị trường phân bón bị méo mó, độc quyền và nông dân không được hưởnglợi.

Các doanh nghiệp trong nước cũng rất muốn sản phẩm phân bóncủa mình cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, vậy theo ông, họ phải làm gì để cóthể bán phân bón giá thấp được cho nông dân?

-Hệ thống phân phối phân bón trong nước phải thay đổi. Phânphối phải là kênh hữu hiệu cho nông dân, tránh trôi nổi như hiện nay, vừa khôngquản lý được phân bón giả vừa tạo ra tầng nấc về giá. Các hiệp hội của nôngdân, hiệp hội ngành hàng phải vào cuộc để kiểm tra, kiểm soát luồng đi của phânbón khi nó đến tay nông dân. Chúng ta có thể giới thiệu các địa chỉ phân bón uytín, giá cả phải chăng cho nông dân. Cuối cùng, lực lượng quản lý thị trườngcũng phải ra tay quyết liệt, không thể để cho thị trường phân bón trong nướcbát nháo, thật giả lẫn lộn như hiện nay, gây lũng đoạn cả về giá lẫn lượnghàng…

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: