Năm 2012 Việt Nam xuất khẩu gần 1,35 triệu tấn phân bón các loại, giá trị thu về là 554 triệu đô la Mỹ, tăng gần 25,5% về lượng và gần 17,5% về giá trị so với năm trước đó. Tuy nhiên, khoảng 60% trong số đó (tương đương 800.000 tấn) là phân bón không có thương hiệu.
Theo ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam, năm 2012 lượng phân bón xuất khẩu của Việt Nam tăng là nhờ các nhà máy sản xuất phân bón Ninh Bình, Cà Mau đi vào hoạt động và đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần để xuất khẩu. Công ty Đạm Phú Mỹ chẳng hạn, trong năm qua đã xuất khẩu khoảng 100.000 tấn sản phẩm qua rất nhiều thị trường khác nhau.
“Hiện các nhà máy sản xuất phân bón trong nước đã đầu tư công nghệ mới, giá thành sản xuất thấp nên giúp các nhà máy có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường phân bón quốc tế”, ông Phong nói.
Tuy nhiên, theo ông Phong trong số gần 1,35 triệu tấn phân bón xuất đi trong năm 2012 thì chỉ có khoảng 40% có tên gọi, thương hiệu riêng của các nhà máy, còn lại 60% (khoảng 800.000 tấn) xuất dưới dạng không có thương hiệu để sau đó các nhà nhập khẩu đóng bao bì bằng tên khác rồi bán ra thị trường.
Mặc dù đưa ra dự báo lượng phân bón xuất khẩu trong năm nay sẽ tiếp tục tăng nhưng theo Hiệp hội Phân bón Việt
Thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam chủ yếu là các nước châu Phi, châu Á, Ấn Độ. Nhận định về thị trường năm 2013, Hiệp hội phân bón Việt Nam cho rằng, những thị trường nói trên vẫn là nơi tiêu thụ phân bón của Việt Nam, đặc biệt là ở các nước trong khu vực Asean như Lào, Campuchia, Myanmar - những thị trường mà sản phẩm phân bón Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhờ khoảng cách địa lý gần, phí vận chuyển thấp. Ngoài ra, hiện đã có nhiều doanh nghiệp Việt
Dù xuất khẩu phân bón đạt lời lãi không cao nhưng theo Hiệp hội, một lợi ích lớn của xuất khẩu là giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn ngoại tệ. "Doanh nghiệp xuất khẩu phân bón có nguồn ngoại tệ thu về nên được vay tiền ngân hàng bằng ngoại tệ, lãi suất thấp hơn nhiều so với vay bằng đồng Việt Nam; doanh nghiệp có ngoại tệ còn chủ động nhập khẩu nguyên liệu đầu vào mà không lo biến động tỷ giá... qua đó, đạt giá thành sản xuất thấp hơn so với những doanh nghiệp không xuất khẩu phẩn bón", ông Phong nói.
Tuy nhiên, do mới bắt đầu xuất khẩu phân bón với số lượng lớn trong vài năm nay nên doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi xâm nhập các thị trường nước ngoài, nhiều khi phải chấp nhận bán ra sản phẩm không có thương hiệu để các nhà nhập khẩu đóng gói, ít khi bán được trực tiếp vào các thị trường.
Để xuất khẩu phân bón bằng thương hiệu riêng, các doanh nghiệp phải tốn một lượng tiền lớn dùng vào tiếp thị, xây dựng đại lý bán hàng mỗi năm. Trường hợp Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền nơi ông Phong đang làm Tổng giám đốc chẳng hạn, để xâm nhập thị trường Campuchia trong giai đoạn ban đầu công ty phải bỏ ra mỗi năm khoảng 300.000 đô la Mỹ/năm làm thị trường, xây dựng đại lý…. Hiện tại, tuy nhãn hiệu "Đầu trâu" của Bình Điền đã được thị trường này chấp nhận nhưng công ty cũng phải chi ra mỗi năm khoảng 200.000 đô la Mỹ cho khâu tiếp thị, huấn luyện nông dân…
Tuy nhiên, chính nhờ chấp nhận làm tiếp thị nên trong năm 2012 Bình Điền xuất sang Campuchia khoảng 100.000 tấn phân bón, tăng 30% so với năm trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, năm 2013 Việt Nam cần khoảng 10,325 triệu tấn phân bón các loại, trong đó, phân đạm urea là 2 triệu tấn, phân SA là 850.000 tấn, phân kali là 950.000 tấn, DAP là 900.000 tấn, NPK là 3,8 triệu tấn, phân lân là 1,825 triệu tấn. Do trong nước không đáp ứng đủ nên Việt
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2012 Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn phân bón các loại, trị giá gần 1,7 tỉ đô la Mỹ, giảm gần 7% về lượng và gần 5% về giá trị so với năm trước.