Tại buổi giao ban sản xuất thường kỳ sáng 4/3, Bộ Công Thương cho biết: Hai tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,8% so với cùng kỳ, báo hiệu sự khởi sắc quan trọng.
Một số ngành sản xuất có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ gồm: Phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tăng gần 46%; Giày dép tăng gần 36%; Bêtông và các sản phẩm thạch cao tăng hơn 25%; Hóa chất tăng 24%, Thiết bị điện tăng gần 21%...
Cùng với sự khởi sắc của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cũng có những tín hiệu tích cực khi chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 24% so với cùng kỳ; trong đó các sản phẩm có sức tiêu thụ mạnh như: đường tăng 55%, ximăng tăng 53%, sản phẩm plastic tăng gần 41%, ôtô xe máy tăng 38%, giấy bìa tăng 30%. Chính vì vậy, chỉ số tồn kho ngành chế biến chế tạo đã giảm nhẹ so với các tháng trước.
Tính đến thời điểm này, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 19,9% so với cùng kỳ, trong khi con số tồn kho các tháng trước đây đều trên 21%.
Theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, giải phóng hàng tồn kho, theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác tốt năng lực sản xuất, củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá thấp nhất.
Bên cạnh đó là các giải pháp cải tiến công nghệ, sử dụng thiết bị vật tư, máy móc, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được để giảm chi phí, góp phần giảm nhập siêu và giảm hàng tồn kho.
Cùng với giải pháp tăng cường xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước, Bộ Công Thương tiếp tục điều tiết cung cầu linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng xa xỉ, tăng cường kiểm soát thị trường, chống hàng nhái, hàng giả hàng kém chất lượng để bảo vệ sản xuất trong nước./.