"/>
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) hiện có khoảng 3.800 tên thuốc BVTV, không chỉ khiến các ngành chức năng khó quản lý mà còn như "đánh đố" bà con nông dân khi lựa chọn. Trong khi đó, chính quyền địa phương ở cơ sở hầu như đứng ngoài cuộc, chưa quan tâm quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn...
Hiện cả nước có tới gần 30 nghìn đại lý lớn nhỏ bán thuốc BVTV. Hằng năm, thanh tra Cục BVTV tiến hành từ 500 đến 600 đợt thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh mặt hàng này, trong đó, số cơ sở vi phạm chiếm 12 đến 14%, chủ yếu các lỗi như: Thuốc giả, thuốc ngoài danh mục, không đạt chất lượng, vi phạm nhãn mác và không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Mới đây, đoàn thanh tra ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội bất ngờ kiểm tra một số đại lý bán thuốc BVTV huyện Ba Vì và đã phát hiện loại thuốc cấm sử dụng cực độc được chủ cửa hàng lén lút bán cho người sử dụng. Ðồng thời, phát hiện nhiều loại thuốc BVTV không có trong danh mục, hoặc quá thời gian được phép lưu hành, sử dụng... Theo các chuyên gia, những loại thuốc trên, có loại chỉ cần sử dụng một lọ nhỏ pha với hai lít nước phun lên buồng chuối xanh hoặc các loại củ, quả, sẽ chín trong thời gian rất ngắn, loại thuốc này thậm chí còn có thể ăn mòn kim loại... Trước đó, việc chôn thuốc trừ sâu của Công ty CP Nicotex Thanh Thái tại Thanh Hóa đã khiến nhân dân hết sức bức xúc. Chưa kể hàng loạt vụ vi phạm khác tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước...
Ðược biết, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng vẫn hoạt động, vẫn phát hiện, vẫn xử phạt. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra, tại sao "nạn" sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép vẫn hoạt động một cách "sôi động", thậm chí đến mức "hỗn loạn" dẫn tới nhiều loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc đang được bày bán gần như công khai. Phải chăng là các ngành chức năng như: Công an, hải quan và lực lượng quản lý thị trường... chưa thật sự quyết liệt kiểm soát chặt chẽ khâu đầu vào nên dẫn đến đầu ra mới như "tuột dốc không phanh". Hiện, trung bình mỗi năm cả nước nhập khẩu khoảng 70 nghìn tấn thuốc BVTV thành phẩm các loại, trong đó có tới 90% được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Từ thực trạng trên cho thấy, đã đến lúc chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ sản phẩm thuốc BVTV khi nhập về Việt