Nhập nhiều, sản xuất nhiều mà vẫn thiếu
So một năm trước, giá phân bón nhiều loại đã tăng từ 50% đến gần 100% dù từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu, tăng 550.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nguồn cung vẫn đang khan so với cầu, kéo theo việc tăng đột biến giá phân bón trong nước.
Nhiều chuyên gia nhận định nguyên nhân chủ yếu do giá phân bón nhập khẩu tăng. Các doanh nghiệp (DN) trong ngành lại cho rằng do thiếu hụt nguồn cung.
Khoảng một tháng nay, nguồn hàng chuyển xuống từ các đại lý cấp một và các công ty nhập khẩu “nhỏ giọt”, đặc biệt là phân u-rê. Một đại lý tại Long An cho biết: “Hàng từ các công ty trong nước đã hiếm, nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc còn giảm mạnh trong khi giá thì tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến người nông dân nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất, phân phối nói chung.”
Thiếu vốn, chơi “chiêu” tạm nhập tái xuất
Giải thích lý do thiếu hụt nghiêm trọng nguồn phân trong nước, theo giám đốc một công ty kinh doanh phân bón tại TP.HCM, một số DN chọn cách tạm nhập tái xuất thay vì hướng đến thị trường nội địa. Vì giá phân trong nước bất ổn, các DN này chuyển hướng sang nhập khẩu từ Trung Quốc do giá thấp hơn, sau đó xuất ngược lại sang nước thứ 3 với mục đích hoàn vốn nhanh và thu lời dựa trên sự chênh lệch giá đầu vào đầu ra, mà lại không mất thuế nhập khẩu. Vì thế phân bón trong nước thiếu vẫn hoàn thiếu và giá vẫn không giảm.
Giải pháp cho tình trạng này là thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa. Thế nhưng cho đến nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Bàn tay ngân hàng
Mục tiêu của các DN phân bón trong thời gian tới là ổn định và chinh phục thị trường nội địa. Để được vậy, các DN này phải tăng nội lực.
Hiện nay, nội lực này đang được gắn liền với việc vay vốn ngân hàng. Nhìn chung, đa phần những đại lý phân phối phân bón đều cần nguồn vay ngắn hạn để thu mua sản phẩm và điều tiết mạng lưới phân phối sản phẩm. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón lại cần nguồn vốn dài hơi hơn nhằm đầu tư vào dây chuyền sản xuất, thu mua nguyên liệu, dự trữ và chế biến, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Nhu cầu về vốn thì có, nhưng hiện nay ít ngân hàng chủ động tìm hiểu thị trường, hiểu về đặc thù chuỗi cung ứng từng ngành để đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp.
Techcombank là một trong số ít những ngân hàng có những sản phẩm chuyên biệt dành cho ngành. Ông Nguyễn Tiến Cường, Giám đốc Trung tâm phát triển kinh doanh của Techcombank cho hay: “Chúng tôi đang tích cực tư vấn cho các DN ngành phân bón các khoản vay thích hợp theo nhu cầu thực tế và đặc thù nguồn vốn của họ. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để hiểu được đặc thù của từng ngành, cung cấp kịp thời những giải pháp tài chính chuyên biệt và cùng các doanh nghiệp giải bài toán về vốn một cách chính xác nhất”.
Thời gian qua, ngân hàng này đã có những chính sách cụ thể, thiết thực như cho vay vốn trung và dài hạn để DN ngành phân bón phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh kênh phân phối… ngoài các khoản vay phục vụ nhập khẩu thông thường. Hơn nữa, để tối đa hóa cơ hội vay vốn của DN, ngân hàng này chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo, từ hệ thống máy móc nhà xưởng, đến thành phẩm, thậm chí tín chấp... Đây cũng là một phần trách nhiệm thể hiện sự đóng góp của ngân hàng này trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Thiết nghĩ, chỉ với những chính sách kịp thời và “gãi đúng chỗ ngứa” thì những DNVN, đặc biệt là DN sản xuất và phân phối phân bón mới có thể phát triển vững chắc trên thị trường vô cùng biến động hiện nay.