Sáng 18/6, Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Namphối hợp với các bộ ngành tổ chức hội thảo quốc gia “Quản lý phân bón và pháttriển nông nghiệp bền vững”. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và chỉ đạo hộithảo.
Tại hội thảo, các tham luận đã tập trung đánh giá những điểmđược, chưa được trong công tác sản xuất, phân phối, quản lý chất lượng phânbón. Nhu cầu phân bón của Việt Nam dự báo năm 2014 đạt 11 triệu tấn, sản xuấtđạt 8,2 tấn; nhập khẩu 2,8 triệu tấn. Tuy nhiên, tình trạng phân bón giả vẫndiễn ra khiến nông dân thiệt hại về sản lượng và chất lượng nông sản.
Ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục quản lý thị trường BộCông Thương nêu diễn biến tình hình phức tạp của phân bón giả, nhái, kém chấtlượng hiện nay với 1.483 vụ vi phạm, xử lý hành chính 15 tỉ đồng. Riêng quýI/2014, quản lý thị trường đã xử lý 88 vụ vi phạm. Phân bón giả được phát hiệnchủ yếu tại các tỉnh Nam Bộ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là lực lượngquản lý thị trường mỏng, đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, người nông dânthiếu hiểu biết nên bị lợi dụng, mua phải hàng kém chất lượng.
Phân tích sâu các giải pháp tăng cường quản lý chất lượngphân bón, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chấtDầu khí (PVFCCo) đề nghị: Các cấp, ngành cần phải nâng cao công tác hậu kiểm –đây là mục tiêu tối thượng trong công tác quản lý chất lượng phân bón. Ngoàira, đối với bà con nông dân, những đơn vị sản xuất phân bón cần tổ chức nhiềubuổi hội thảo, tập huấn, giải thích rõ để nông dân phân biệt phân bón thật,phân bón giả.
Một điểm đáng lưu ý được ông Cao Hoài Dương phân tích: Hiệncó đến 35% lượng nông sản Việt Namxuất sang thị trường Trung Quốc. Việc nông dân vô tình sử dụng phân bón kémchất lượng, sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng, nông dân không bán được nông sản, toànngành phân bón sẽ đứng trước nguy cơ tồn hàng.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng TrungHải nhận định: “Chúng ta phải thay đổi quan điểm, từ quản lý phân bón không cóđiều kiện sang có điều kiện. Nhiều ý kiến cho rằng, ta đang ở thời kỳ hội nhập,doanh nghiệp có thể làm bất cứ điều gì. Song phân bón có tác động nhiều tớikhâu đầu vào của sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực, nênphải đưa vào quản lý có điều kiện, nâng cao công tác quản lý nhà nước thời giantới”.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác quảnlý phân bón như: Vẫn còn hàng giả; nhiều doanh nghiệp tư nhân chạy theo lợinhuận, sản xuất phân bón giả lừa người nông dân như ở Bắc Giang. Nhiều cơ sởnhỏ lẻ không đáp ứng chất lượng vẫn tồn tại. Gian lận thương mại, phân bón nhậpkhẩu lậu, không rõ nguồn gốc vẫn hoành hành. Hệ thống kinh doanh chưa được quảnlý. Tuyên truyền kém, phổ biến kiến thức người nông dân chưa đủ. Hiệu suất sửdụng phân bón thấp dẫn đến 80-90% phân bón tưới xuống ruộng không hấp thụ hết.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các bộ ngành liên quanthực hiện nghiêm túc các giải pháp: Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp – Pháttriển Nông thôn hoàn thành thông tư, xây dựng quy chuẩn quốc gia về phân bón.
Rà soát lại quy định trong Nghị định 163 về xử phạt quy địnhhành chính về phân bón. Thực tế cách xử phạt còn quá nhẹ. Phải treo hoặc rútgiấy phép nếu ko đáp ứng điều kiện kinh doanh ban đầu.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam chủ trì, cùng Hội Nông dân ViệtNam phối hợp với Bộ Công an, Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra,kiên quyết loại bỏ những nhãn hàng lừa người dân. Học từ mô hình quản lý thuốclá thời gian qua để áp dụng cho phân bón.