"/>
Bỏ ghi tên cha, mẹ trên Chứng minh nhân dân; hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; điều kiện giao xe vi phạm hành chính cho đối tượng vi phạm; tự ý cơi nới chung cư bị phạt đến 60 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013.
Bỏ ghi tên cha, mẹ trên Chứng minh nhân dân
Theo Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân (CMND) đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007, bỏ cụm từ "họ và tên cha", "họ và tên mẹ" tại mặt sau của CMND.
Nghị định 106/2013/NĐ-CP cũng rút ngắn thời gian cấp mới, đổi, cấp lại CMND. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong CMND cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp CMND tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp CMND đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp CMND là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Hiện nay thời gian cấp CMND tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã) và 30 ngày (ở địa bàn khác).
Nghị định 106/2013/NĐ-CP cũng nêu rõ, đối với CMND đã được cấp theo Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày
Nghị định 106/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày
Hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh
Quyết định về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có hiệu lực thi hành từ ngày
Trong mỗi đợt khám, phẫu thuật tim, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh sẽ được hỗ trợ chi phí khám bệnh có liên quan đến phẫu thuật tim, chi phí phẫu thuật tim. Cụ thể, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, phẫu thuật tim theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; ngân sách địa phương thanh toán phần chi phí mà Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán.
Ngoài ra, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh còn được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong mỗi đợt khám, phẫu thuật tim. Cụ thể, ngân sách địa phương hỗ trợ tiền ăn với mức 50.000 đồng/trẻ em/ngày, trong thời gian không quá 15 ngày; hỗ trợ tiền đi lại theo giá phương tiện công cộng thông thường.
Quy định việc tạm nhập khẩu, chuyển nhượng xe ô tô ngoại giao
Theo Quyết định về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2013, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập thì được tạm nhập khẩu miễn thuế 3 xe ô tô nếu cơ quan 5 người trở xuống (trường hợp cơ quan có thêm 3 người thì được nhập khẩu thêm 1 chiếc) sau khi được Bộ Ngoại giao cấp sổ định mức xe ô tô, xe gắn máy miễn thuế.
Viên chức ngoại giao thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (gọi tắt là viên chức ngoại giao) được tạm nhập khẩu miễn thuế 1 xe ô tô (riêng người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được tạm nhập khẩu miễn thuế 2 xe ô tô) nếu thỏa mãn điều kiện có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 18 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư và còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 12 tháng trở lên (thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp).
Quyết định cũng quy định cụ thể các trường hợp được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung đủ định lượng.
5 đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Theo Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn vừa được Chính phủ ban hành, có 5 đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
- Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ Luật Hình sự;
- Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ Luật Hình sự;
- Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong 6 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng;
- Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định;
- Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong 6 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với các đối tượng trên nhằm giám sát, quản lý, giáo dục họ tại nơi cư trú, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, khắc phục các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật.
5 điều kiện cấp giấy phép lao động nước ngoài
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Thứ nhất, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
Thứ ba, là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Thứ tư, không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Thứ năm, được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 2 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp: Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết; thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam; thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài...
Điều kiện giao xe VPHC cho đối tượng vi phạm
Theo Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (VPHC) bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính có hiệu lực từ ngày 18/11/2013, phương tiện giao thông VPHC thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt VPHC, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong 2 điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ.
Thứ nhất, cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.
Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ.
Điều kiện tham gia đấu thầu thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Theo Nghị định sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, nhà thầu tham gia đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phải có đủ 4 điều kiện.
Thứ nhất, có tư cách hợp lệ theo quy định của Luật Đấu thầu.
Thứ hai, chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu.
Thứ ba, đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu.
Thứ tư, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/2013.
Tự ý cơi nới chung cư phạt đến 60 triệu đồng
Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Ngoài ra, phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: Kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; Sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia cầm; hoạt động giết mổ gia súc; Kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy.
Hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư cũng bị phạt tiền từ 50-60 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2013.
Mức trần thù lao luật sư trong vụ án hình sự
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, trong đó quy định mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.
Cụ thể, mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại Luật Luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 1 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thoả thuận.
Khuyến khích văn phòng luật sư, công ty luật miễn, giảm thù lao luật sư cho những người nghèo, đối tượng chính sách.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 18/11/2013.
Phạt nặng VPHC về giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn có hiệu lực thi hành từ 9/11/2013, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150 triệu đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50 triệu đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 1 năm; trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 2 năm.
Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Mức phạt từ 20-50 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Phạt đến 3 triệu đồng nếu kết hôn với người khác khi đang có vợ, chồng
Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã... có hiệu lực từ ngày 11/11/2013, người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ cũng bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng đối với người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Nghị định cũng quy định xử phạt hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn. Cụ thể, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ hoặc lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
Xử nghiêm vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi đã được Chính phủ ban hành, hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.
Mức phạt trên cũng áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm: Kinh doanh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch; kinh doanh sản phẩm của động vật bị giết mổ bắt buộc ở dạng tươi sống; kinh doanh sản phẩm của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Phạt tiền từ 6-7 triệu đồng đối với hành vi vi phạm đưa vào cơ sở giết mổ động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc tẩu tán động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm khi chưa được cơ quan thú y kiểm tra, xử lý.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2003.
Sản xuất trái phép quân phục phạt đến 40 triệu đồng
Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu có hiệu lực thi hành từ 22/11/2013, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với các hành vi sản xuất trái phép, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
Ngoài ra, phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Đội mũ có gắn quân hiệu trái phép; mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép.
Sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản bị phạt tới 15 triệu đồng
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.
Nghị định nêu rõ nhiều mức phạt đối với vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản. Theo đó, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản; phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác; phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản…
Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu công cụ kích điện, công cụ kích điện trên tàu cá, công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3-6 tháng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thuỷ sản.
Tăng mức phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán
Thay vì chỉ phạt tối đa đến 500 triệu đồng, từ 15/11/2013, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm tăng lên 2 tỷ đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng.
Đây là quy định tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán vừa được Chính phủ ban hành, thay thế Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
Đối với hành vi gian lận hoặc tạo dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán thì sẽ bị phạt tiền từ 1,2-1,4 tỷ đồng.
Phạt tiền từ 1-1,2 tỷ đồng đối với hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.
Đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán sẽ bị phạt tiền từ 1,8-2 tỷ đồng.
Phạt nặng nếu nhập khẩu thuốc BVTV bị cấm sử dụng
Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2013, đối với hành vi nhập khẩu thuốc hoặc nguyên liệu thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam mà không có Giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng.
Sử dụng thuốc BVTV không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên bao gói gây nguy hiểm cho người, gia súc và làm ô nhiễm môi trường cũng sẽ bị phạt với mức phạt nêu trên.
Đối với một trong các hành vi vi phạm: Sử dụng thuốc BVTV không có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam; sử dụng thuốc BVTV dưới dạng ống tiêm thủy tinh sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Xử phạt vi phạm hành chính về năng lượng nguyên tử
Theo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có hiệu lực từ ngày 15/11/2013, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1 tỷ đồng, đối với tổ chức là 2 tỷ đồng.
Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi: Không có biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo bức xạ tại khu vực kiểm soát, khu vực giám sát; không có nội quy ra vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát; không bố trí người giám sát việc ra vào khu vực kiểm soát.
Mức phạt trên cũng áp dụng đối với một trong các hành vi: Không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho người làm việc với nguồn phóng xạ hở; không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho người sử dụng thiết bị X-quang để chụp, soi chiếu, chẩn đoán.
Đối với hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ thì sẽ bị phạt tiền từ 150-300 triệu đồng.
Đặc biệt, mức phạt tiền tối đa từ 500 triệu-1 tỷ đồng được áp dụng đối với 2 hành vi: Để xảy ra sự cố hạt nhân trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; và Chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội
Theo Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 92/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% kể từ ngày 1/7/2013 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.
Trường hợp bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng theo hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở xã hội được ký từ ngày 01/7/2013 và áp dụng với số tiền thanh toán từ ngày 01/7/2013 đối với hợp đồng ký trước ngày 01/7/2013.
Trường hợp cho thuê nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng căn cứ vào thời điểm thu tiền theo hợp đồng (kể cả trường hợp thu tiền trước cho nhiều kỳ) kể từ ngày 01/7/2013. Trường hợp doanh nghiệp chưa nhận được tiền thuê nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng theo thời điểm xuất hoá đơn.
Thông tư 141/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 30/11/2013.
Thí điểm thuế TNDN đối với tổ chức tài chính vi mô
Thông tư số 135/2013/TT- BTC hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Tổ chức tài chính vi mô, được thực hiện từ 11/11/2013.
Đối tượng áp dụng là tổ chức tài chính vi mô được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thành lập trước ngày 01/01/2014 theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 nhưng không đủ điều kiện được áp dụng các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo Quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tư quy định, áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập có được từ việc thực hiện hoạt động tài chính vi mô. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại khoản này chuyển sang mức 17%.
Đối với phần thu nhập có được từ việc thực hiện hoạt động tài chính vi mô được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định được tính liên tục từ năm đầu tiên kể từ khi tổ chức tài chính vi mô có thu nhập chịu thuế từ thực hiện hoạt động tài chính vi mô. Trường hợp tổ chức tài chính vi mô không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ thực hiện hoạt động tài chính vi mô thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
Ban hành danh mục sữa thuộc diện thực hiện bình ổn giá
Theo Thông tư số 30/2013/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 20/11/2013, danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá gồm:
Thứ nhất, sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành.
Thứ hai, sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Danh mục này là cơ sở để Bộ Tài chính thực hiện quản lý giá theo quy định của pháp luật về giá.