Theo dự báo, lượng quặng apatit nếu không khai thác và chế biến hợp lý sẽ chỉ còn tối đa 30 năm nữa. Vì thế, vấn đề khai thác và chế biến bền vững nguồn tài nguyên này đang được bức thiết đặt ra.
- Ưu tiên cho sản xuất phân bón
Theo Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng mỏ (Incodemic), hiện trữ lượng quặng apatit các loại có thể khai thác khoảng 735.996 nghìn tấn, phần còn lại 1,66 tỷ tấn là trữ lượng dự báo chưa có cơ sở để lập quy hoạch.
Tại cuộc họp về nhu cầu quặng apatit cho ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam mới đây, các đại biểu đều nhất trí cho rằng, lượng quặng này có giới hạn nên ưu tiên cho sản xuất phân bón.
Hiện, một số đơn vị đang sử dụng quặng apatit số lượng lớn để sản xuất phân bón như: Nhà máy DAP Đình Vũ công suất 330.000 tấn/năm, phân lân Ninh Bình, phân lân nung chảy Văn Điển, Supe Lâm Thao…
Theo đánh giá, hiện tại, nguồn quặng apatit vẫn có thể đảm bảo cung cấp ổn định cho sản xuất phân bón trong nước. Tuy nhiên, những sản phẩm từ apatit nên hạn chế xuất khẩu.
Phải chế biến sâu
Quặng apatit có 4 loại: I, II, III, và IV, nhưng hiện tại mới chỉ sử dụng được quặng tinh loại I và quặng tuyển loại III cho sản xuất phân bón và hóa chất nói chung. Ông Nguyễn Quang Huy- Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam - cho biết, mới đây, công ty đã tuyển thử công nghiệp thành công quặng II và sắp tới nghiên cứu và sử dụng quặng IV.
Hiện tại, Apatit Việt
Ngoài ra, khai thác apatit phải đi liền với xây dựng nhà máy tuyển. Hiện tại Apatit Việt
Ông Nguyễn Quang Huy khẩn thiết đề nghị nên nghiên cứu đưa apatit vào loại tài nguyên khai thác chuyên sâu, tránh nhiều đơn vị khai thác, vừa gây chồng chéo, lãng phí, không tận dụng được tài nguyên.
Không phát triển bằng mọi giá
Ông Nguyễn Quang Huy cũng kiến nghị đẩy nhanh thăm dò trữ lượng 1,66 tỷ tấn quặng còn lại. Theo đánh giá, trữ lượng này nằm rất sâu, cần thời gian nghiên cứu lâu dài và bài bản. Nếu so sánh với bài toán nhập khẩu (hiện giá thế giới trên 100 USD/tấn quặng), đầu tư cho thăm dò, khai thác chế biến nguồn quặng này vẫn hiệu quả hơn nhiều.
Ông Nguyễn Đình Khang- Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chi sẻ, tới đây, tập đoàn sẽ đưa quặng II tuyển thử để sản xuất DAP và sau đó là supe lân. Để phục vụ chế biến sâu nguồn quặng này, Vinachem đã đầu tư nâng cấp Nhà máy tuyển Tằng Loỏng lên 1 triệu tấn/năm, Bắc Nhạc Sơn 350.000 tấn/năm…
Theo ông Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), nhu cầu về quặng apatit cho sản xuất phân bón các loại, phốt pho vàng là rất lớn. Tuy vậy, nếu không tỉnh táo thành phát triển “nóng”, đồng nghĩa với việc tuổi thọ của vùng mỏ dự kiến chỉ còn 30 năm. Ông Phùng Hà kiến nghị, phải sử dụng hợp lý nguồn quặng và có phân kỳ thì mỏ mới có thời gian hồi phục, đồng thời với tìm kiếm thêm vỉa quặng cũng như phát triển công nghệ và thiết bị tiên tiến, đảm bảo về môi trường, giúp tận thu các loại quặng, không nên phát triển bằng mọi giá.