Theo số liệu tại Hội thảo "Tăng cường công tác quản lý,sử dụng giống cây trồng, phân bón trên địa bàn thành phố” do Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức mới đây, Hà Nội có 119 doanhnghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh phân bón; 1.891 cửa hàng buôn bán vật tư nôngnghiệp, trong đó có phân bón.
Tuy nhiên, chỉ có 55 DN đăng ký hoạt động, 7 DN đã giải thểvà 57 DN đã thay đổi địa điểm nhưng không báo với cơ quan chức năng. Đa số cácđơn vị sản xuất phân bón trên địa bàn thành phố đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn,không đủ điều kiện về mặt bằng nhà xưởng. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất lạchậu, thủ công. Một số cơ sở nhỏ nằm rải rác trong khu dân cư thường xuyên thayđổi địa điểm nhưng không báo với cơ quan chức năng.
Một con số đáng giật mình khác được đưa ra từ Cục Quản lýthị trường: 50% mẫu phân bón được kiểm tra cho kết quả chất lượng kém, nhiềumẫu phân bón chỉ có chất lượng tương đương đất tốt.
Cục Quản lý thị trường ước tính, thiệt hại mà nạn phân bóngiả gây ra cho nông dân có thể lên tới 800 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, điềuđáng lo hơn cả là tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón đangdiễn biến ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng một cách có hệ thống, với sựtham gia từ các đại lý buôn bán nhỏ, lẻ đến các tổ chức, DN lớn. Nguồn cungphân bón kém chất lượng không chỉ từ trong nước, mà còn đến từ nước ngoài.Trong đó, phân bón kém chất lượng nhập khẩu chủ yếu là phân hóa học như kali,DAP, SA, phân đạm... Ví dụ, phân DAP không rõ nguồn gốc thường trà trộn sảnphẩm có hàm lượng dinh dưỡng 60% với 64% để bán với giá 64%. Chính sự “lập lờ”về hàm lượng dinh dưỡng này khiến người tiêu dùng trong nước bị thiệt hại.
Mới đây, Bộ Công Thương đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân đangsản xuất, kinh doanh phân bón, nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất, kinhdoanh phân bón theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP thì trong vòng 2 năm, tính từngày 1/2/2014 phải bổ sung đủ điều kiện. Quản lý sản xuất, kinh doanh phân bónvới những quy định nghiêm ngặt nhằm loại bớt các cơ sở sản xuất, kinh doanhkhông đủ điều kiện đã được ban hành. Tuy nhiên, chế tài này dường như cũng chưađủ để hạ nhiệt nạn sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng. Đặc biệt là sựchồng chéo trong cơ chế quản lý thị trường phân bón: phân vô cơ do Bộ CôngThương quản lý, phân hữu cơ do Bộ NN&PTNT quản lý. Tuy nhiên, cơ chế quảnlý vẫn tồn tại các kẽ hở để các tư thương trục lợi, làm ăn theo kiểu chộp giật.Các lỗ hổng trong quản lý phân bón khá nhiều do hệ thống văn bản pháp luậtchồng chéo; chưa có định nghĩa chính xác về chất dinh dưỡng, mập mờ giữa phânbón và các sản phẩm tổng hợp khác cùng với những ràng buộc hạn chế quyền hạncủa quản lý thị trường, mức phạt hành chính quá thấp... được xem là những lỗhổng pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phân bón kém chất lượngphát triển.
Để có thể giải quyết dứt điểm vấn nạn này, bên cạnh các đợtcao điểm kiểm tra, kiểm soát, nhà nước cần công bố rộng rãi những DN làm ăngian dối để nông dân tránh xa. Đồng thời, hợp tác với các DN sản xuất phân bóncó uy tín để tăng cường tuyên truyền đến nông dân và cung cấp cho thị thườngđầy đủ các sản phẩm có chất lượng. Đặc biệt, cần nâng mức xử phạt đối với cáccơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.