Qua nhiều năm "đấu tranh" với Vinacomin về giáthan, những kiến nghị của Vinachem có vẻ chưa được các bộ, ngành chú ý.
Trong khi giá than thế giới những năm gần đây liên tục giảm,nhưng giá Vinacomin bán cho các DN phân bón thuộc Vinachem không có sự thay đổiđáng kể nào.
TỪ THÔNG BÁO 244
“Cuộc chiến” giá than giữa Vinachem (Tập đoàn Hóa chất VN)và Vinacomin (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản) bắt đầu nóng khi có Thôngbáo số 244/TB-VPCP ngày 11/8/2009của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về giábán than cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Tại Thông báo 244, Thủ tướng kết luận giá than bán cho cácnhu cầu tiêu thụ phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, cần nghiên cứu và thựchiện cơ chế giá than bảo đảm giá XK và giá bán tại thị trường trong nước chênhlệch ở mức phù hợp để thúc đẩy sử dụng tiết kiệm than, đổi mới công nghệ và ngănchặn việc gian lận, buôn lậu than.
Đối với giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước(trừ than bán cho điện) thấp hơn giá than XK tối đa là 10%; Bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn Vinacomin thực hiện việc điều chỉnhgiá bán than để bắt đầu từ 2009, giá than thực hiện theo nguyên tắc thị trường;Vinacomin xây dựng phương án giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ, thông báocông khai để thực hiện.
Dựa vào Thông báo 244, cộng thời điểm từ 2009-2012, giá thanXK rất cao và thuế XK lên tới 20%, Vinacomin liên tục đề nghị Bộ Tài chính tănggiá bán than nội địa để vận hành theo cơ chế thị trường. Chỉ trong vòng chưađầy một năm, từ 1/4/2011-24/2/2012, Vinacomin tăng giá bán than tới 3 lần, từhơn 2 triệu đồng tăng lên gần 3,4 triệu đồng/tấn, tương đương mức tăng trên30%.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2012 đến nay, giá than thế giới liêntục giảm, theo ghi nhận của các DN trực thuộc Vinachem là trên 30%. Do gặp khókhăn trong việc XK, Vinacomin kêu lên Chính phủ và lập tức được giảm thuế XK từ20% xuống 10%. Nhưng “cơ chế thị trường” của Vinacomin lạ lùng ở chỗ, trong khigiá than thế giới giảm trên 30%, song Vinacomin chỉ giảm giá bán cho các hộ SXlớn trong nước chưa đầy 3%.
Các DN trong nước đề nghị làm “quan sát viên” các cuộc đấuthầu than XK bị Vinacomin từ chối thẳng thừng với lí do “bí mật”. Vì vậy, cáchộ sử dụng than lớn kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương cần phảivào cuộc minh bạch giá than XK và làm rõ về cơ chế thị trường Vinacomin đang ápdụng liệu có đang “tận thu” các DN trong nước để bù đắp chi phí hay không? Đặcbiệt, cần có hướng dẫn làm rõ Thông báo số 244, tránh để xảy ra hiểu lầm, khúcmắc giữa các đơn vị tiêu thụ than lớn với Vinacomin.
CẦN CÓ SỰ SẺ CHIA!
Trước những kiến nghị chính đáng từ phía các DN của Vinachem,mới đây Vinacomin có động thái “giảm nhiệt” giá bán than cho SX phân bón. Nhưngtheo phản ánh của các DN, việc giảm giá này chỉ như “muối bỏ bể” so với sự tụtdốc của giá than thế giới. Ức chế hơn, Vinacomin chỉ giảm giá tại những mỏ DNít mua, trong khi các mỏ chiếm 90% sản lượng tiêu thụ của DN lại lờ tịt việc hạgiá.
Cụ thể, trước 1/3/2014, giá than cục Vinacomin bán về tớitận các nhà máy là gần 3,4 triệu đồng/tấn, sau 1/3, Vinacomin giảm được 76.000 đồng/tấn.Sau khi vấp phải sự phản đối của các DN trong nước, Vinacomin áp dụng chínhsách “khuyến mại” 100.000 đồng/tấn đến hết ngày 30/6. Thực chất, đây là độngthái Vinacomin “xoa dịu” các DN trong nước. Với giá than thế giới như hiện nay,các DN phân bón cho rằng, Vinacomin phải giảm giá than ít nhất 5-10% mới hợplí.
Là khách hàng lớn của Vinacomin, lãnh đạo Cty TNHH MTV Phânđạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) cho rằng: Thực tế Vinacomin giảm giá bánthan cho Hanichemco mà như không bởi đơn vị chủ yếu lấy than từ mỏ Cẩm Phả, HònGai (chiếm 90%) thì Vinacomin chỉ giảm giá tại các mỏ Mạo Khê, Vàng Danh. Sở dĩHanichemco ít mua than tại Mạo Khê, Vàng Danh do nhiệt trị thấp và không ổnđịnh, hàm lượng lưu huỳnh trong than cao dễ làm hỏng máy móc.
Một việc làm nữa của Vinacomin khiến các DN sử dụng thankhông khỏi ấm ức là trong lúc giảm chưa đầy 3% giá bán than, Vinacomin lại mớiđề xuất Bộ KH-CN thay đổi tiêu chuẩn và hạ chất lượng than xuống bằng việc tăngđộ tro lên 1%.
Tro thực chất là đá xít, không phải than, đốt không cháy vìkhông có hàm lượng các bon. Trước đây, Vinacomin phải bỏ tiền ra để xử lí môitrường với loại đá xít này, nay sau khi thay đổi tiêu chuẩn, Vinacomin nâng độtro từ 22,1-26% (TCVNTB 25%) lên 23,1-27% (TCVNT: 26%), điều này đồng nghĩa vớiviệc mỗi 100 tấn than các DN mất gần 3,4 triệu đồng chỉ để mua đá xít.
Thêm nữa, vừa qua Bộ GT-VT xiết tải trọng khiến giá bánphân bón đến tay người tiêu dùng tăng cao, chính vì vậy Chủ tịch HĐQT kiêmTGĐ Cty CP Phân lân nung chảy Ninh Bình Phạm Mạnh Ninh đề nghị, Vinacomin chiasẻ khó khăn với các DN bằng việc giảm giá bán than. Than hiện đang chiếm xấp xỉ40% giá thành SX phân bón, riêng đối với SX ure chi phí về than chiếm khoảng70%. Nếu giảm được đầu vào quan trọng này, DN sẽ bớt khó khăn, người nông dâncũng được hưởng lợi.
Đồng tình với quan điểm trên tinh thần chia sẻ, ông Bùi ThếChuyên - Trưởng Ban Kế hoạch - Kinh doanh (Vinachem) tâm sự: Các DN củaVinachem chưa bao giờ muốn tạo không khí căng thẳng với Vinacomin.
Nhưng trong bối cảnh cả ngành than và ngành phân bón cùnggặp khó khăn như hiện nay rất cần sự đồng cảm và sẻ chia từ phía Vinacomin.Hiện, đây là thời điểm DN phân bón gặp khó khăn lớn nhất từ trước tới nay khilượng tồn kho lớn (gần 1 triệu tấn), giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá bán phânbón nói chung giảm mạnh, đặc biệt là đạm ure giảm trên 30% so với năm 2013.
Quả thực, so sánh về hiệu quả xã hội giữa XK than với tiêuthụ trong nước, kể cả trong trường hợp giá bán than cho tiêu dùng trong nướcthấp hơn so với giá than để XK từ 10-20%, than bán cho các DN trong nước vẫn cóhiệu quả hơn khi đóng góp vào ngân sách Nhà nước (thuế, trích lợi nhuận...).
Hơn nữa, khi than được chế biến sâu còn tạo công ăn việc làmcho hàng triệu lao động tại các DN sử dụng, tạo ảnh hưởng lớn về sự phát triểncủa hệ thống dịch vụ xã hội liên quan, qua đó, chủ động được nguồn cung các mặthàng phân bón để không bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, đặc biệt là TrungQuốc. Cuối cùng, chính người nông dân trong nước hưởng lợi khi mua được sảnphẩm phân bón có chất lượng và giá cả ổn định.
Với mặt hàng than, hiện trong nước chỉ có Vinacomin và Ctythan Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) là 2 đơn vị phân phối chính, song Vinacomin hiệnvẫn chiếm trên 90% tổng sản lượng nên được coi là mặt hàng độc quyền. Tuynhiên, trong Luật giá mới, than không nằm trong mặt hàng do Nhà nước quản lígiá mà Vinacomin chỉ cần xây dựng phương án giá trình Bộ Tài chính. Là đầu vàoquan trọng, sống còn với nhiều ngành SX công nghiệp của cả nước như: Điện,giấy, xi măng, phân bón… việc bỏ than ra khỏi các mặt hàng quản lí giá cũng làđiều chưa thật sự hợp lí.