Trong khi việc giải quyết triệt để nạn phân bón giả đang gặpkhó khăn, nhiều người chờ đợi và kỳ vọng vào Thông tư hướng dẫn thi hành Nghịđịnh 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón dự kiến 15/7 chính thức ra đời. Tuynhiên, theo TS. Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất, đừng kỳ vọng nghị định mớinhư một “cây đũa vạn năng”.
Trong tháng 2/2014, vụ việc người dân trồng dưa hấu ở xãXuân Quang, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) mua phải 48 bao phân bón NPK giả (mangthương hiệu NPK Đầu Trâu của Công ty Phân bón Bình Điền) đã khiến người nôngdân khóc dở mếu dở. Theo ông Lê Quốc Phong – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bónViệt Nam, sở dĩphân bón NPK hay bị làm giả vì công nghệ rất đơn giản. Các cơ sở sản xuất nhỏlẻ chỉ việc dùng “công nghệ cuốc xẻng” phối trộn, đóng bao giả các thương hiệulớn rồi đem đi tiêu thụ. “Sản xuất kali” chỉ cần mua gạch non về nghiền trộnvới muối và màu là có hàng bán ra thị trường.
Thực tế, tình trạng làm giả NPK diễn ra chủ yếu ở các đại lýcấp 1 (họ tự trộn phân, thiết kế bao bì mẫu mã đẹp, đăng ký với cơ quan chứcnăng để vừa bán phân đơn, phân NPK của những công ty lớn, vừa bán phân củachính họ hiện nay). Tại khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Đước, Long An có 10nhãn hiệu phân bón, trong đó có đơn vị không sản xuất hàng của mình mà chuyêngia công cho đơn vị khác bằng cách cho thuê thiết bị và lao động với giá300.000 đồng/tấn.
Theo TS. Phùng Hà, muốn kiểm soát và ngăn chặn phân bón giả,phân bón kém chất lượng phải ở cả ba khâu: sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu.Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón cũng chỉ giải quyết được khâu sảnxuất, trong đó có quy định rõ sản xuất phân bón là mặt hàng kinh doanh có điềukiện. Cụ thể, các cơ sở sản xuất phân bón phải đạt 14 tiêu chí như năng lực sảnxuất, có kỹ sư phụ trách, điều kiện sản xuất phải đạt tiêu chuẩn quốc gia, chủcác cơ sở phải công bố hợp quy… mới được cấp phép cho sản xuất. Điều này đượccho là bước đột phá so với trước đây. Tuy nhiên, ông Hà cũng khẳng định, đểquyết liệt giảm nạn phân bón giả, kém chất lượng không thể trông chờ vào mỗinghị định mới mà các địa phương cũng cần làm tốt công tác kiểm soát, hậu kiểmchất lượng phân bón. Vì thông thường người nông dân mua về bón một thời gianmới biết mua phải phân bón kém chất lượng. Khi ấy, địa phương phải kết hợp cùngcác lực lượng như quản lý thị trường, công an… để điều tra, kiểm soát nguồnphân bón này. Về xuất khẩu, thực tế thời gian qua, việc phân bón nhập khẩu kémchất lượng vẫn chưa kiểm soát được. Điều này cần đến sự kiên quyết của lựclượng hải quan khu vực biên giới. Bên cạnh đó, với một số loại phân bón trongnước chúng ta đã chủ động được và đang “bão hòa” thì nên hạn chế nhập khẩu.